1. Dòng sự kiện:
  2. Triển lãm CES 2025

6 hệ điều hành di động cạnh tranh vị trí thứ 3 sau iOS và Android

(Dân trí) - Theo thống kê của ZDNet, có 6 hệ điều hành có đủ khả năng trở thành hệ điều hành di động phổ biến thứ ba trên thị trường sau iOS và Android. Những ứng cử viên này bao gồm: BlackBerry OS 10, Salfish OS, Firefox OS, Ubuntu Touch, Tizen và Window Phone 8.1.

Ngày nay, gần như mỗi lần nói tới thiết bị di động, người dùng lại nghĩ ngay tới hai hệ điều hành Android và iOS, bởi đây là hai tượng đài gần như không lay chuyển được. Do đó, hệ điều hành nào sẽ đứng ở vị trí thứ 3 vẫn là một câu hỏi mở, và dĩ nhiên đó sẽ là cuộc canh tranh cực kỳ khốc liệt.

Dưới đây là 6 hệ điều hành cùng tranh vị trí thứ ba, được xếp hạng dựa trên cơ hội thành công từ thấp đến cao.

6. Hệ điều hành BlackBerry OS 10


BlackBerry OS 10

BlackBerry OS 10

Có thể nói, nếu RIM tung ra hệ điều hành BlackBerry OS 10 vào thời điểm họ đang chiếm lĩnh thị trường điện thoại kinh doanh, chắc chắn không một công ty nào có thể theo kịp họ. Tuy nhiên, thật may mắn cho Apple và Google, RIM lại không làm được điều đó. BlackBerry OS 10, với nền tảng dựa trên hệ điều hành Unix, ra mắt vào đầu năm 2013 và nhanh chóng nhận được nhiều lời khen ngợi, song lúc đó mọi thứ đã quá muộn màng.

Một trong những nhược điểm lớn nhất của BlackBerry OS 10 đó là khó cài và khó sử dụng với một số người không rành công nghệ. Hơn nữa, kho ứng dụng của hệ điều hành này cũng không đa dạng và phong phú. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng BlackBerry OS 10 nên cho phép sử dụng cả các ứng dụng Android của Google.

Tuy nhiên, so với 5 hệ điều hành còn lại, BlackBerry OS 10 tỏ ra yếu thế hơn. Do đó, cơ hội để BlackBerry OS 10 trở thành hệ điều hành phổ biến thứ 3 là không nhiều.

5. Hệ điều hành Sailfish OS

Sailfish OS

Sailfish OS

Sailfish OS có lẽ là hệ đìều hành ít nổi tiếng nhất trong số 6 ứng cử viên. Đây là hệ điều hành dựa trên Linux, sử dụng mã nguồn mở dựa trên giao diện người dùng Qt, được phát trển bởi Jolla, một công ty của Phần Lan. Sailfish OS do một nhóm các cựu kỹ sư của Nokia thực hiện kết hợp với các nhà phát triển phần mềm từng làm việc với MeeGo, một hệ điều hành của Linux.

Hiện tại, Sailfish OS nhận được sự quan tâm của một số nhà cung cấp điện thoại, song khả năng chiếm lĩnh thị trường của Sailfish vẫn còn là một dấu hỏi lớn. Do đó, Sailfish được ZDNet xếp ở vị trí thứ ba.

4. Hệ điều hành Firefox OS

Firefox OS

Firefox OS

Một điều hiển nhiên,, nổi tiếng với trình duyệt, rất thèm khát trở thành một thế lực trên thị trường smartphone. Điều đó được thể hiện qua việc Mozilla rất nghiêm túc với hệ điều hành Firefox OS.

Kế hoạch của Mozilla là không cung cấp quá nhiều trải nghiệm smartphone hoặc máy tính bảng cho người dùng, mà chủ yếu đem cho người dùng một nhận diện Web, giúp họ có thể truy cập website từ bất cứ thiết bị nào sử dụng Firefox OS. Nhìn chung, ý tưởng này khá giống với Chromebook của Google, trong đó thiết bị và hệ điều hành không quan trọng bằng việc bạn có thể truy cập cách dịch vụ Web qua thiết bị.

Tuy nhiên, thành công của Google có được là nhờ họ biết chớp thời cơ tiến vào thị trường đúng thời điểm kỷ nguyên PC rơi vào tàn lụi, trong khi Mozilla tham gia thị trường smartphone và tablet đúng thời điểm phát triển rực rỡ và còn nhiều hứa hẹn. Mặc dù vậy, một lợi thế của Firefox OS là họ có thể tận dụng hàng nghìn ứng dụng có sẵn trên thị trường, chưa kể Mozilla đã bắt tay với một hãng sản xuất chip để cho ra đời loại smartphone cực rẻ, với giá chỉ có 25 USD. Do đó, cơ hội của Firefox OS là khá cao.

3. Hệ điều hành Ubuntu Touch

Ubuntu

Ubuntu

Ubuntu là sản phẩm của Mark Shuttleworh, nhà sáng lập Canonical và. Nhìn chung, hệ điều hành Ubuntu Touch khá bắt mắt về giao diện, song ưu điểm lớn nhất đó là nó được thiết kế để chạy được trên mọi nền tảng.

Bên cạnh đó, Ubuntu cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà sản xuất điện thoại và mới đây đã đạt được thỏa thuận với Verizon, T-Mobile, Vodafine và Deutsche Telekom. Do đó, cơ hội trở thành hệ điều hành thứ 3 của Ubuntu quả thực không nhỏ.

2. Hệ điều hành Tizen của

Tizen và Smartwatch

Tizen và Smartwatch

Tizen là một trường hợp khá kỳ lạ. Đây là hệ điều hành dựa trên Linux, song nhìn chung là một sản phẩm của riêng Samsung, không liên quan tới bất kỳ bên thứ 3 nào khác, ngược hẳn với Canonical, Mozilla và Jolla, khi họ phải làm việc với rất nhiều bên để phát triển hệ điều hành.

Một điều khó hiểu nữa là Samsung là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới và là công ty sản xuất thiết bị chạy Android hàng đầu thế giới, vậy thì tại sao Samsung phải phát triển Tizen, và tại sao lại dùng nó cho sản phẩm smartwatch (đồng hồ thông minh), trong khi họ đã có sẵn Android?

Có lẽ, phát triển Tizen là bước giúp Samsung giảm bớt sự phụ thuộc vào Android. Chính vì mới được phát triển, nên trước mắt việc Tizen có thể vươn lên vị trí thứ ba sẽ rất khó. Nhưng với tiềm lực cùng sự nghiêm túc của Samsung, vẫn chưa thể đoán trước được điều gì sẽ đến trong tương lai.

1. Hệ điều hành Windows Phone 8.1

Windows Phone 8.1

Windows Phone 8.1

Dù chưa sánh được so với iOS và Android, song với tỷ lệ 3% thị phần hiện tại, rõ ràng Windows Phone đang đứng ở vị trí thứ 3. Tuy nhiên, với sự ra đời của nhiều hệ điều hành mới, cùng số lượng người dùng ít ỏi, có thể nói vị trí mà Windows Phone đang đứng cực kỳ chông chênh.

Về mặt nào đó, Window Phone 8.1 tỏ ra ưu việt hơn các phiên bản trước, chính vì vậy, mặc dù chưa thực sự ấn tượng song Microsoft đã phần nào giành được niềm tin của người dùng smartphone.

Bên cạnh đó, với lợi thế sở hữu nhiều bằng sáng chế về di động thông qua việc sáp nhập với Nokia, Microsoft có thể làm được nhiều hơn thế trong việc phát triển Window Phone. Mới đây, hãng cho ra đời điện thoại sử dụng Android, song nhiều chuyên gia ngờ rằng đây chỉ là bước đệm cho chiến lược phát triển về lâu dài dành cho Windows Phone.

Chính vì vậy, trong cuộc đua giành vị trí thứ 3, dĩ nhiên Windows Phone vẫn chiếm lợi thế cao nhất so với 5 đối thủ còn lại.

Quốc Đạt