10 vụ scandal nổi tiếng nhất mọi thời đại Internet (1)

(Dân trí) - Không ai có thể phủ nhận vai trò của trang web trong cuộc sống ngày nay - là kênh quảng bá thông tin nhanh nhất, tốt nhất. Thế nhưng, giống như hai mặt của đồng tiền, trang web làm cho một vụ scandal trở nên ầm ĩ hơn.

Dưới đây là danh sách 10 vụ scandal nổi đình nổi đám nhất trong mọi thời đại qua mạng Internet theo thứ tự thời gian.

 

10. Đừng hỏi, Đừng nói - Và Đừng nói AOL

 

Trung tướng hải quân Mỹ Timothy R. McVeigh nghĩ rằng sẽ chẳng có gì là nguy hiểm khi điền vào cột “tình trạng giới tính” trong hồ sơ AOL(American Online) là “gay”. McVeigh không muốn tiết lộ giới tính thật của mình với quân đội và chọn cách không để lộ tên họ hoặc những thông tin định danh trong AOL. Tuy nhiên, thông tin riêng tư cũng như tiểu sử từng 17 năm phục vụ trong Hải quân đã được loan truyền đi khắp nơi khi người điều hành AOL tiết lộ toàn bộ danh tính của ông cho các nhà điều tra Hải quân vào mùa thu năm 1997.

 

Lúc đầu AOL bác bỏ việc để lộ thông tin về McVeigh nhưng về sau lại công khai xin lỗi vì đã vi phạm quyền bí mật cá nhân, đồng thời chỉ trích một người trong Hải quân đã “lừa” người điều hành AOL bằng cách nói rằng người này là bạn của McVeigh.

 

McVeigh sau này kể lại Khi Hải quân Mỹ buộc tội người lính kỳ cự từng 17 năm trong nghề vì tội vi phạm luật “không hỏi, không nói” của hải quân và định sa thải ông. Về sau, McVeigh, với sự can thiệp của quan toà, đã được cho phép về hưu non với hàm “thiếu tướng” và quyết định không để thông tin này trên AOL.

 

9. Rootkit - gốc rễ của những điều xấu xa nhất

 

Halloween năm 2005 là một đêm đầy sợ hãi đối với hãng Sony BMG Music nhưng không phải vì những lý do thường thấy. Vào ngày lễ hội hôm đó, Ủy viên giám đốc Kỹ thuật của Microsoft ông Mark Russinovich đã đăng một thông tin gây tò mò trong blog của ông. Trong lúc scan ổ cứng của ông vào hôm đấy, Russinovich đã phát hiện ra rootkit - một công cụ thường được hacker dùng để che dấu sự có mặt của những phần mềm xấu - và ông này phát hiện con rootkit này bắt nguồn từ đĩa CD Get Right With the Man do Sony BMG Music phát hành.

 

Vụ scandal nhanh chóng được lan đi và người viết blog cũng không bỏ cơ hội khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn. Thoạt đầu, Sony bác bỏ thông tin rằng phần mềm chống copy là thủ phạm khiến gần nửa triệu máy tính PC trên toàn thế giới trở thành “trò tiêu khiển” của hacker. Sau đó, Sony cung cấp bản chữa lỗi, thực tế đã không hoạt động, và cuối cùng, để làm giảm áp lực từ người tiêu dùng, hãng thực hiện chính sách sẽ giúp người sử dụng máy tính tháo gỡ rookit và thay thế CD của họ. Kết quả của sự việc này là danh tiếng của hãng xây dựng bấy lâu đã bị ảnh hưởng nặng nề trong cộng đồng người sử dụng máy tính.

 

8. Rùm beng video sex

 

Hãy dừng lại nếu như bạn đã từng xem những thước phim sex này. Ngôi sao phim sex đã rơi vào một cuộc tình “cuồng nhiệt” với một người đàn ông lực lưỡng của Hollywood. Sau ba tháng, ngôi sao phim sex và chàng lực sỹ Hollywood đã bước vào “cuộc chơi” tình duyên bốc lửa. Chẳng lâu sau đó, video quay cảnh “nóng bỏng” giữa hai “ngôi sao” này đã bị tung lên mạng Internet dù cả hai nhân vật “chính” đều bác bỏ thông tin là đã biết sự việc này. Dù cho hành động này có thể là sự trả thủ của người bị phụ tình hoặc để quảng cáo với công chúng một cách rẻ tiền, tuy nhiên, sự việc này đã đi quá xa so với dự định.

 

Từ Memo đến Pamela và Tommy Lee, Paris và Rick, Colin Farrell và Nicole, cũng như những người khác cũng từng là nạn nhân của “kiểu chơi độc đáo” tung video sex lên mạng này.

 

7. “Tôi kiện người chết”

 

Đây là một trong những vụ scandal mà sức nóng của nó sẽ không bao giờ dịu xuống. Đầu từ tháng 9/ 2003, RIAA và MPAA thực hiện chính sách ngăn chặn nạn trao đổi file. Họ bắt đầu kiện người sử dụng tải nhạc và phim trái phép. Họ thuê các công ty để thâm nhập vào mạng ngang hàng (peer-to-peer), ăn cắp địa chỉ IP, và buộc nhà cung cấp dịch vụ Internet tiết lộ tên người dùng đã đăng ký chúng (mặc dù, một vài trong số đó đã từ chối làm việc này, trong đó có Verizon).

 

Một cậu học sinh 12 tuổi được khen thưởng. Các cụ già đã khuất, những gia đình không sử dụng máy tính và hàng nghìn người dùng dịch vụ John Does là một trong số 18.000 người tiêu dùng bị kiện tính cho đến thời điểm này. Kết quả cuối cùng là: Chia sẻ file vẫn đang tiếp diễn, số lượng CD bán ra giảm đi, download hợp pháp đang bị gạt đi.

 

6. Dịch vụ không quá bí mật

 

Tháng 10/2004, tài khoản T-Mobile Sidekick của Paris Hilton đã bị Nicholas Jacobsen, 21 tuổi, hack. Sau đó, Nicholas đã phát tán những tấm ảnh riêng tư và sổ địa chỉ của Paris Hilton lên mạng. Tuy nhiên, đây không phải là một vụ quá lớn bởi vì cũng thời điểm đó, hàng nghìn công dân mạng đã từng được “mục sở thị” Paris Hilton với những cảnh nóng hơn như vậy.

 

Vụ scandal thật sự lúc đó là sự kiện chính hacker này đã phát hiện ra những thông tin bí mật về mật vụ Mỹ Peter Cavicchia, người vào thời điểm đó cũng đang điều tra Jacobsen. Jacobsen trong thư báo tiết lộ rằng Cavicchia đã viết thư e-mail đề cập đến việc tiếp tục điều tra vụ gian lận máy tính của người Nga. Vào tháng 2/2006, Jacobsen đã bị buộc tội xâm phạm máy tính bất hợp pháp, bị phạt 10.000 USD và bị tống giam một năm tù. Cũng sau đó, Cavicchia cũng “chia tay” công việc của mình. Mặc dù mật vụ Mỹ, Cavicchia nói rằng ông không nên sử dụng những thiết bị cá nhân trong công việc, tuy nhiên, ông cho biết việc mình từ chức là tự nguyện chứ không phải bị ép buộc phải “tạm biệt” sở mật vụ.

 

Châu Phong

Theo PCWOLD