Vị thuốc từ cà chua

Cà chua ăn sống hoặc nấu canh giúp trị bệnh biếng ăn, tiêu hóa kém. Nếu bị huyết áp cao, có thể ăn cà chua sống vào sáng sớm mỗi ngày.

Cà chua còn gọi là phiên cà, tây hồng thị, phiên thị, phiên quý tử. Tính hơi hàn, vị ngọt,  hơi chua. Thành phần chính acidmalic, acidcitric, một số an-ca-loit. Ngoài ra, còn có can-xi, phôt-pho, sắt, vitamin B1, B2, vitamin C, còn có chất chống ô-xy hóa có tác dụng phòng ung thư, chống lão hóa.

 

Tác dụng: sinh nước miếng, chống khát,  kiện vị tiêu thức ăn. Chủ yếu dùng cho miệng khô, không thèm ăn uống, biếng ăn, bệnh hoại huyết.

 

Cách dùng: ăn tươi, ăn kèm hoặc đun canh ăn.

 

Chữa trị:

 

1. Miệng khát, biếng ăn, tiêu hóa kém: a/ Ăn sống cà chua hoặc nấu canh; b/ Cà chua rửa sạch, giã nát ép lấy nước. Ngày uống từ hai đến ba lần, mỗi lần uống 100-150 ml.

 

2. Dạ dày nóng, miệng đắng. Nước cà chua 150 ml, nước sơn tra 20 ml, cùng uống. Ngày uống từ hai đến ba lần.

 

3. Phát nóng, khát khô, miệng khô lưỡi nhiệt. Nước cà chua, nước dưa hấu mỗi thứ 200 ml, cùng uống.

 

4. Tiêu hóa kém. Sau mỗi bữa ăn thì ăn một quả cà chua tươi.

 

5. Loét dạ dày. Nước cà chua, nước khoai tây mỗi thứ 150 ml. Cùng uống vào bữa sáng và tối.

 

6. Chống nắng. Cà chua vừa đủ, vừa sạch, xắt miếng, đun thành canh để nguội cho đá vào ăn.

 

7. Huyết áp cao, đáy mắt bị chảy máu. Hằng ngày sáng sớm lúc ngủ dậy, bụng đói ăn 1-2 quả cà chua.

 

8. Chân răng ứa máu, chứng bệnh thiếu vi-ta-min C, ăn cà chua sống. Ngày 3-4 lần, mỗi lần 1-2  quả, ăn liền trong nửa tháng.

 

9. Bỏng lửa. Cà chua chín tươi, lấy cả thịt và vỏ đắp vào chỗ đau, thay luôn. 

 

Theo Thức ăn vị thuốc