Vì sao phụ nữ lại bị đau "núi đôi"?
(Dân trí) - Các nghiên cứu cho thấy, cứ 10 phụ nữ thì có ít nhất 7 người bị đau “núi đôi” một lần trong đời. Những khó chịu ở ngực có thể dao động từ nhẹ đến nặng và nhiều người phàn nàn bị đau dữ dội trong kỳ nguyệt san.
Điểm mặt các triệu chứng
Tình trạng đau “núi đôi” thông thường biểu hiện theo 2 hướng: có hoặc không liên quan với nguyệt san. Trong đó, đau theo kỳ kinh là hiện tượng phổ biến nhất. Còn lại thường gặp ở những phụ nữ đã trải qua quá trình phẫu thuật ngực hay từng bị một chấn thương nào đó.
Triệu chứng đau “núi đôi” theo chu kỳ nguyệt san:
- Đau trước hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt
- Ngực căng, tức hoặc có cục lổn nhổn
- Cảm giác đau lan ra cả các vùng xung quanh.
-Cơn đau tăng cường ở đầu kỳ kinh và chấm dứt khi hết chu kỳ
- Hiện tượng này thường xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi 20-40.
Triệu chứng đau không liên quan với kỳ nguyệt san:
- Xuất hiện những cơn đau vào bất kỳ thời điểm nào
- Đau triền miên hoặc theo chu kỳ
- Cơn đau có thể ảnh hưởng đến một vùng cụ thể trong ngực hay có thể lây lan toàn bộ ngực.
- Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở phụ nữ độ tuổi 40-50.
Nguyên nhân
Hormone: Những cơn đau “núi đôi” có nguyên nhân từ sự thay đổi các hormone trong cơ thể. Các hormone này thường có sự thay đổi trong các giai đoạn đặc biệt như mang thai hoặc sau sinh.
Giữ nước: Ngực thường “tích trữ” chất lỏng thay vì giải phóng nó. Điều này cũng có thể tạo nên hiện tượng căng tức và gây ra đau núi đôi.
Yếu tố thể chất: Nếu như xuất hiện những cơn đau ngực không liên quan gì vớichu kỳ nguyệt san thì phải hết sức cẩn trọng vì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo bệnh u nang, chấn thương…
Sự mất cân bằng của các axit béo ảnh hưởng đến các mô điều tiết nội tiết nội tiết tố ở “núi đôi”.
Do một số bệnh tật vùng cổ, vai, lưng: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, chứng đau ngực thường đi kèm với tình trạng đau cổ, đau vai và đau lưng.
Một số loại thuốc: Thuốc tránh thai, thuốc chăm sóc răng miệng hoặc thuốc điều trị vô sinh cũng có thể gây ra đau “núi đôi”. Ngoài ra, những liệu pháp thay thế hormone estrogen và progesterone không theo chỉ dẫn cũng có thể dẫn tới những cơn đau này. Lạm dụng thuốc chống trầm cảm cũng gây đau núi đôi.
Do bị nhiễm trùng: Khi “núi đôi bị viêm nhiễm, đau nhức là chuyện không tránh khỏi.
Ung thư: Đây là một trong những nguyên nhân gây đau đớn cho núi đôi. Tuy nhiên, không phải cơn đau nào ở vùng này cũng là biểu hiện của bệnh ung thư vú.
Các nguyên nhân khác: tăng cân, mặc áo ngực quá chật và tiềm ẩn một vài khối u nào đó.
Lời khuyên
Khi gặp bất kỳ khó chịu hay đau nhức ở vùng nhạy cảm này thì cần phải cho đó là hiện tượng bất thường. Nếu không thể tự mình xác định được nguyên nhân thì hãy ghé thăm bác sỹ nhé. Chỉ khi tìm được nguyên nhân thì phương pháp điều trị đau núi đôi sẽ hiệu quả hơn. Sau đó, kịp thời can thiệp y tế sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bạn.
Lê Nhi
Theo buzzle