Vì sao chân luôn phải ấm?

(Dân trí) - Bàn chân của chúng ta là cơ quan thụ cảm, gắn với hệ hô hấp thông qua hệ thần kinh trung ương. Ở niêm mạc nhầy của mũi có những thụ thể “đáp lại” dấu hiệu từ lòng bàn chân khi bị lạnh, được biểu hiện ra qua bệnh viêm họng hoặc sổ mũi.

Muốn không xảy ra hiện tượng này, chân cần phải được “tôi luyện” để bớt nhạy cảm hơn.

 

- Cần phải bắt đầu luyện tập cho đôi chân bằng cách đi chân đất trên sàn 5 phút vào buổi sáng, 5 phút vào buổi tối. Ban đầu có thể đi tất, sau đó nên đi chân trần.

 

Mỗi ngày, bạn chỉ nên đi dạo khoảng vài phút. Cuối tháng, hãy đi bộ nhiều hơn, khoảng 1h. Da chân sẽ cứng hơn và bảo vệ bạn tốt hơn khi bị lạnh. Sau mỗi lần đi dạo, bạn cần phải rửa chân bằng nước ấm và xà phòng, xoa bóp tích cực lòng bàn chân.

 

- Có thể “tôi luyện” đôi chân bằng cách rửa chân. Đầu tiên, bạn cần ngâm chân vào chậu nước (nhiệt độ nước bằng nhiệt độ trong phòng) khoảng 1 phút. Sau đó lau chân bằng khăn mặt cho tới khi chân cảm thấy ấm lên.

 

Mỗi ngày nên kéo dài việc ngâm chân khoảng 1 phút cho tới khi ngâm chân được 10 phút. Lưu ý: 3 ngày 1 lần thì giảm nhiệt độ của nước xuống 1 độ. Sau hai tháng nhiệt độ của nước còn khoảng 5 - 7oC.

 

- Thực hiện xối nước lạnh và nóng cũng là phương pháp hữu hiệu. Để hai chậu nước: một chậu nước 40oC và một chậu nước từ 15 - 20oC. Đầu tiên, nhúng chân vào chậu nước nóng, sau đó chuyển sang chậu nước lạnh.

 

Kết thúc liệu pháp này bằng cách ngâm chân vào chậu nước nóng. Sau đó, lấy khăn lau sạch chân và mát xa lòng bạn chân. Nhiệt độ ở chậu nước lạnh nên giảm khoảng 2 đến 3 ngày một lần, giảm tối đa từ 3 - 5oC.

 

Chú ý: Không nên thực hiện những liệu pháp này khi bị cảm lạnh. 

 

Hường Anh

Theo  pravda