Vi khuẩn HP - Thủ phạm gây các bệnh lý dạ dày nguy hiểm

Nhiều người cho rằng: rượu bia, stress, đồ ăn cay nóng chính là nguyên nhân khiến đau dạ dày tái phát dai dẳng. Nhưng sự thật, các nguyên nhân đó chỉ chiếm 20-30%. Vi khuẩn H.pylori mới chính là thủ phạm gây ra trên 70% các trường hợp đau dạ dày, và có tới 90% số bệnh nhân mắc ung thư dạ dày có nhiễm H.pylori


Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Vi khuẩn HP phá hủy dạ dày bạn như thế nào?

HP – tên viết tắt của vi khuẩn Helicobacter pylori - một loại vi khuẩn Gram âm, hình xoắn sống trong lớp chất nhầy bao phủ niêm mạc bên trong dạ dày của con người.

Trong quá trình sống, vi khuẩn HP sản xuất ra một lượng các chất hóa học như urease, catalase và độc tố để bảo vệ chúng trong môi trường acid và gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, với sự hiện diện của vi khuẩn HP, cơ thể chúng ta còn tạo ra các chất kháng viêm như interleukin gây tổn thương nặng hơn cho niêm mạc dạ dày

Theo ước tính của trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC – Hoa Kỳ), có khoảng 2/3 dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP. Trong đó, tỷ lệ nhiễm ở các nước đang phát triển cao hơn nhiều so với ở các nước phát triển.

Một số tác giả ước tính tại các nước đang phát triển, phần lớn trẻ em dưới 10 tuổi đã bị nhiễm và đến tuổi 50 thì khoảng 80% bị nhiễm vi khuẩn HP. Tại Việt Nam, theo Hiệp hội tiêu hóa gan mật, khoảng 60% dân số đang nhiễm HP.

Năm 1994, cơ quan Quốc tế nghiên cứu về Ung thư phân loại H. pylori như một chất sinh ung thư hoặc tác nhân gây ung thư ở người. Vì nếu tình trạng nhiễm trùng HP không được điều trị thì sau 10-20 năm sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương sâu, các tế bào bị xơ, viêm teo và bị thay thế bằng các mô sản ruột (di sản ruột). Sự viêm teo mạn tính kết hợp với mô sản ruột lan tỏa lâu ngày khiến sản sinh ra các tế bào ung thư ở dạ dày

Muốn diệt vi khuẩn HP, phải kết hợp Đông tây y

Theo tây y, điều trị HP không khó, thời gian khoảng 2 tuần, với phác đồ ba thuốc kết hợp, trong đó có hai loại kháng sinh và một loại kháng Histamin hoặc thuốc bismuth bao phủ ổ loét. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào sự tuân thủ của người bệnh và tính kháng thuốc của vi khuẩn.

Hiện nay, đã có 8 phác đồ điều trị HP được cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn với tỉ lệ điều trị hiệu quả trong khoảng 61 - 94 %.

Các chuyên gia cũng cảnh báo môi trường a-xít dịch vị có thể làm mất tác dụng của các thuốc kháng sinh, khuẩn H. pylori lại nằm sâu dưới lớp nhày và trong môi trường a-xít có thể dễ dàng “lẩn trốn” được thuốc điều trị bệnh. Do đó, để tránh kháng thuốc và tiếp tục gây bệnh, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ lịch khám và dùng thuốc của bác sĩ.

Trong quá trình dùng thuốc, nếu có hiện tượng rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, cần báo ngay cho bác sĩ điều trị, tuyệt đối không bỏ dở liệu trình khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Bởi không chỉ gây kháng thuốc, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, thủng dạ dày - tá tràng, ung thư dạ dày.

Hơn nữa, sau những đợt kháng sinh dài ngày, để tránh tái nhiễm HP người bệnh nên sử dụng các thảo dược có tính kháng khuẩn mạnh, ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.P. Trong đó đáng chú ý là Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ năm 2009 đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của cả 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.

Ngoài ra, Nano Curcumin còn giúp nhanh lành vết loét, tăng tiết chất nhầy mucin để tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Tại Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ là đơn vị đầu tiên sản xuất thành công Nano Curcumin, đạt chất lượng tương đương chế phẩm của Mỹ, chuyển giao thành viên nang mềm CumarGold

Thực tế, sau gần 2 năm, CumarGold đã mang lại sức khỏe, niềm vui cho hàng trăm nghìn bệnh nhân viêm loét dạ dày và vinh dự nhận giải thưởng Top 10 "Thương Hiệu Việt Nam Tin Dùng" 2014,2015 do Hội Người tiêu dùng bình chọn

Để được tư vấn thêm, độc giả vui lòng gọi Tổng đài miễn cước 1800.1796 hoặc truy cập website cumargold.vn

Vi khuẩn HP - Thủ phạm gây các bệnh lý dạ dày nguy hiểm - 2