Vi khuẩn âm đạo liên quan đến ung thư buồng trứng

Có quá ít vi khuẩn âm đạo "thân thiện" có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng của phụ nữ - theo BBC.

Có quá ít vi khuẩn âm đạo "thân thiện" có thể làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng của phụ nữ - theo BBC.

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Đại học College London, hy vọng phát hiện này có thể được sử dụng để xác định phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao mà không cần thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư.

Hơn 7.300 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng mỗi năm ở Anh.

Chẩn đoán sớm giúp cải thiện cơ hội điều trị thành công, nhất là khi các triệu chứng như đầy hơi và khó chịu có thể bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác phổ biến hơn, ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như co thắt bụng do kinh nguyệt hoặc hội chứng ruột kích thích. Nhiều phụ nữ không được chẩn đoán sớm cho đến khi các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn.

Hiện, nguyên nhân chính xác của ung thư buồng trứng vẫn chưa được biết, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ của phụ nữ như tuổi tác, tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú và thừa cân.

Ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy: cộng đồng vi khuẩn cư trú bên trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta. Một loài vi khuẩn có lợi được cho là đặc biệt quan trọng trong âm đạo được biết đến với tên gọi lactobacillus. Các chuyên gia tin rằng nó ngăn chặn các hại khuẩn khác phát triển và gây bệnh trong âm đạo.

Nghiên cứu với sự tham gia của 176 phụ nữ mắc bệnh ung thư buồng trứng, 109 người có gene nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng (gene BRCA1) và 295 phụ nữ không có nguy cơ di truyền. Những phụ nữ được kiểm tra và lấy mẫu bằng phương pháp được sử dụng trong sàng lọc ung thư cổ tử cung. Kết quả cho thấy: nồng độ vi khuẩn lactobacilli thấp hơn đáng kể ở phụ nữ dưới 50 tuổi bị ung thư buồng trứng hoặc có gene ung thư nguy cơ cao.

Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Lancet Oncology.

Theo VTV.VN