Vì đâu thể chất trẻ tiểu học không đạt chuẩn?

Một thực tế là chúng ta đang phải đối mặt với vấn đề dinh dưỡng kép: thấp còi và thừa cân, béo phì. Và với học sinh tiểu học, độ tuổi bắt đầu tự lập, nguyên nhân của tình trạng này không còn là chỉ do cách người lớn chăm sóc!

Vì đâu thể chất trẻ tiểu học không đạt chuẩn?

Những kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng sẽ được duy trì bền vững, ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ sau này
 
Theo  ý kiến của ThS Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Truyền thông, Viện Dinh dưỡng Quốc gia tại Hội nghị tổng kết một năm chương trình “Giáo dục dinh dưỡng học đường – Nestlé Healthy Kids” do Nestlé Việt Nam phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia thực hiện vừa qua, trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với một số vấn đề dinh dưỡng quan trọng: 50% trẻ em ở độ tuổi học đường có khẩu phần ăn không đủ mức năng lượng dẫn tới tình trạng thấp còi còn rất cao (4/5 trẻ tại Việt Nam phát triển còi cọc và 12% trong số trẻ ở cùng độ tuổi trên đều nhẹ cân hơn mức chuẩn, đặc biệt đối với trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 12 tuổi); tại một số thành phố lớn, tỷ lệ thừa cân béo phì gia tăng nhanh và đạt tỷ lệ báo động 10-15% (tại Hà Nội, TPHCM tỉ lệ còn cao hơn 20%), có khoảng 40 - 60% trẻ bị thiếu các vi chất cần thiếtđể phát triển tối ưu về thể chất lẫn tinh thần...

 

Trong khi đó, độ tuổi học đường là giai đoạn cực kỳ quan trọng trong chăm sóc dinh dưỡng theo chu kỳ vòng đời. Ở giai đoạn này, nếu trẻ được chăm sóc dinh dưỡng tốt, cùng với một chế độ luyện tập thể lực phù hợp, trẻ sẽ phát triển một cách toàn diện cả về thể lực và trí lực. Mặt khác, những kiến thức và thực hành dinh dưỡng đúng được hình thành trong giai đoạn này sẽ được duy trì bền vững, ảnh hưởng đến cả cuộc đời của trẻ sau này.

 

Vậy nhưng, có thể dễ dàng nhìn thấy những đứa trẻ cùng lớp, cùng tuổi nhưng khác nhau “một trời, một vực” về cân nặng.

 

Và theo lẽ thông thường, với trẻ thấp còi, phụ huynh sẽ nhờ cô giáo chăm sóc việc ăn uống, chuẩn bị thêm thực phẩm bổ dưỡng để con mang theo; với trẻ béo phì, phụ huynh sẽ đề nghị cô giảm khẩu phần ăn của trẻ ở trường, bớt cơm, thêm rau… Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là sự quan tâm này không giúp cải thiện nhiều tình hình. Bởi trẻ lười ăn sẽ sẵn sàng nhờ các bạn “háu ăn” ăn hộ từ suất cơm ở trường đến các đồ ăn bố mẹ chuẩn bị và các bạn thừa cân luôn coi đây là cơ hội tốt để giúp bạn. Vậy là bé nào thừa cân tiếp tục thừa cân, bé nào thấp còi tiếp tục thấp còi.
 

Chưa kể, nhiều cha mẹ có con thừa cân thường ít ý thức được rằng chế độ ăn toàn thịt, ít rau, đồ chiên rán, đồ ngọt là thủ phạm nên vô tư đưa con vào quán bánh, quán gà chiên… mỗi khi con đòi.

 
Trẻ thích thú vì được học về dinh dưỡng theo một hình thức mới, sinh động hơn 

Trẻ thích thú vì được học về dinh dưỡng theo một hình thức mới, sinh động hơn 
 

Rõ ràng, những lỗi dinh dưỡng cơ bản này xuất phát tự việc thiếu trang bị kiến thức dinh dưỡng cho trẻ nhỏ ngay từ môi trường giáo dục ở nhà trường và gia đình, để từ đó trẻ tự ý thức trong việc ăn gì, uống gì, lượng bao nhiêu thì hợp lý thay vì người lớn phải giám sát. Điều này cũng có nghĩa, bản thân cha mẹ, giáo viên cũng cần có nền tảng về dinh dưỡng để làm gương và giáo dục con.

 

Có thể thấy rõ “lỗ hổng” về kiến thức dinh dưỡng này từ 10.000 học sinh của 13 trường tiểu học tại các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Ninh Bình, Cần Thơ khi bắt đầu tham gia thí điểm chương trình “Giáo dục dinh dưỡng học đường - Nestlé Healthy Kids” với 80% số trẻ không đạt điểm kiểm tra kiến thức dinh dưỡng.

 
Tuy nhiên, điều đáng mừng là sau 1 năm tham gia tìm hiểu và thực hành về dinh dưỡng trên phần mềm giáo dục http://ddhd.viendinhduong.vn/ với phương pháp giảng dạy, công cụ mới lạ, hấp dẫn và khoa học… đã có 62-85% trẻ đạt kết quả khá, tốt trong bài kiểm tra này.

 

Trẻ thích thú vì được học về dinh dưỡng theo một hình thức mới, sinh động hơn 

Nestlé Việt Nam phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc Gia tổ chức họp báo công bố kết quả chương trình “Giáo dục dinh dưỡng học đường – Nestlé Healthy Kids”
 
PGS.TS  Nguyễn Xuân Ninh, Viện Dinh Dưỡng quốc gia, Chủ nhiệm chương trình Nestlé Healthy Kids cho biết: “Sau 1 năm thực hiện thí điểm chương trình, hiệu trưởng các trường nhận xét đây là một chương trình rất hữu ích, một phương pháp truyền đạt mới, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi học sinh, thu hút sự say mê, thích thú học bài và những kiến thức về dinh dưỡng như: cách ăn uống, vui chơi, rèn luyện thể chất, vệ sinh cá nhân... của học sinh được nâng lên rõ rệt, các em đã có những tác động tới các thành viên trong gia đình về chế độ ăn uống hàng ngày”.

 

Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng (giai đoạn 2011-2020) như phát biểu của bà Lê Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng: “Tăng cường giáo dục kiến thức về dinh dưỡng và thực phẩm cho học sinh trong nhà trường là một trong những giải pháp quan trọng của Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng (giai đoạn 2011-2020 và Tầm nhìn đến năm 2030), nhằm nâng cao thể lực và trí tuệ cho người Việt Nam. Qua các em học sinh, chúng tôi cũng mong muốn các em sẽ trở thành những cộng tác viên tích cực, chuyển tải các thông điệp dinh dưỡng phù hợp tới cộng đồng một cách hiệu quả”.
 
Minh Anh