Vài cách phân biệt đột quỵ và cơn đau tim

(Dân trí) - Đột quỵ và cơn đau tim là hai căn bệnh nguy hiểm có liên quan đến sự hình thành các cục máu đông trong thành mạch, gây tắc nghẽn động mạch. Tuy nhiên hai căn bệnh này đôi khi dễ bị nhầm mặc dù có nhiều điểm khác nhau.

Đau tim (heart attack) và đột quỵ (strokes) tuy có nhiều điểm giống nhau nhưng lại là những căn bệnh có nguyên nhân giống nhau. Cơn đau tim như tên gọi của nó đề cập đến tim, còn tai biến mạch máu não hay đột quỵ liên quan đến não. Đó là sự khác biệt lớn nhưng cả hai đều có thể dẫn đến tử vong và nguyên nhân chính là do lối sống tạo nên. Ngoài ra, về cơ bản, cả hai căn bệnh này đều gây nên bởi sự tắc nghẽn của động mạch cấp máu tới cho 2 bộ phận quan trọng của cơ thể.
 
Hai thuật ngữ nói trên đôi khi cũng bị nhầm với các cơn co giật (seizures) và chứng thắt ngực (anginas). Trong khi co giật lại liên quan đến đột quỵ, còn đau thắt ngực lại liên quan đến cơn đau tim. Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến một bên của cơ thể, trong khi đau tim ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Đột quỵ ảnh hưởng đến não, và tùy thuộc vào bán cầu não bị ảnh hưởng mà bên cơ thể đối xứng với bán cầu não đó bị ảnh hưởng theo. Ví dụ, đột quỵ xảy ra ở bán cầu não trái, thì nửa bên phải của cơ thể bị ảnh hưởng và ngược lại. Ngược lại, cơn đau tim lại không ảnh hưởng đến bán cầu hoặc bất kỳ bộ phận đặc biệt nào của não hoặc cơ thể. Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa cơn đau tim và con đột quỵ.
Vài cách phân biệt đột quỵ và cơn đau tim - 1

Đột quỵ 

Đột quỵ

- Về cơ bản đột qụy liên quan đến não.
- Phần lớn trong các trường hợp đột quỵ, cơn đau là không đáng kể hoặc thậm chí không đau nhưng lại rất nguy hiểm đến tính mạng.
- Đối với bệnh đột quỵ, các động mạch mang máu đến não khi xuất hiện cục máu đông hoặc bị vỡ làm cho máu cấp não bị gián đoạn hoặc gây chảy máu trong não.
- Đột quỵ được phân loại thành hai loại là đột quỵ xuất huyết và đột quỵ thiếu máu cục bộ , tương ứng với hai dạng sự cố vỡ động mạch hoặc có cục máu đông của động mạch.
- Tùy thuộc vào mức độ động mạch bị ảnh hưởng mà não bị ảnh hưởng nhiều hay ít nhưng nhìn chung toàn bộ não không bị ngừng hoạt động trong cùng một lúc.
 
- Cơn đột quỵ có thể gây ảnh hưởng tới các bộ phận của cơ thể nhưng không phải là toàn bộ cơ thể. Tùy thuộc vào phần não bị ảnh hưởng mà phần cơ thể đối ứng bị ảnh hưởng teho, nghĩa là phần cơ thể được điều khiển bởi phần của não bị tổn thương.
- Đột quỵ có thể dẫn đến tê liệt một phần hoặc toàn bộ cơ thể.
 
- Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh đột quỵ dễ thấy như nói ngọng, lộn sộn trí nhớ, không phân biệt được những gì đang xảy ra xung quanh ( nhất là lời nói), không thể tạo ra những câu nói hoàn chỉnh; Mắt mờ cả hai hoặc một bên, thị lực giảm, đau đầu đột ngột hoặc đau nửa đầu; Mất khả năng điều phối các hoạt động thể chất, chóng mặt hoặc đi lại khó khắn ; Đau cơ bắp, mất cảm giác, tê ở nhiều bộ phận, đặc biệt là ở một bên của cơ thể ngược lại với phía não bị ảnh hưởng
 
Đau tim
 
- Những cơn đau phần lớn liên quan đến tim.
- Trường hợp đau tim, yếu tố đau thể hiện rõ nét, đặc biệt là đau ngực.
- Trong cơn đau tim, động mạch lại không bị vỡ, mà là do cục máu đông, làm ngưng việc cung cấp máu, bóp nghẹt trái tim và giết chết các cơ bắp của tim.
- Các cớn đau tim thường không được phân loại cụ thể và toàn bộ tim bị ảnh hưởng.
 
- Trong cơn cơn đau tim, không có bộ phận cụ thể nào của cơ thể bị chừa bởi tim làm nhiệm vụ cung cấp máu tới cho tất cả các bộ phận này.
- Khi đau tim xảy ra, các cơ tim bị suy yếu trước tiên và bị ảnh hưởng nhiều nhất, dễ bị tái phát do cơ tim đã bị yếu nghiêm trọng.
- Các triệu chứng phổ biến nhất của cơn đau tim thường thấy như đau ngực, đau hàm, thậm chí cả cổ nữa; Khó thở hoặc cảm giác co thắt, ép tim, hoặc tức ngực như có ai đè lên; Đau tay, đặc biệt là ở cánh tay trái, bả vai; Toát mồ hôi, bồn chồn lo lắng, khó thở hoặc thở dốc .
Làm gì khi bị đau tim, đột quỵ
 
- Đỡ bệnh nhân để khỏi bị té ngã, chấn thương.
- Cho bệnh nhân nằm, nghiêng qua một bên, nếu nôn ói thì móc hết đàm nhớt cho dễ thở.
 
- Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, không nên chuyển tới bệnh viện xa, càng chuyển xa càng có thể làm bệnh nặng hơn.
- Không tự ý cho bệnh nhân uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hoặc bất kỳ thuốc nào khác.
- Không nên để người bệnh nằm với hy vọng khỏe lại.
- Không cạo gió, cắt lễ, cúng vái hoặc nhờ thay lang chữa trị.

KN
Theo Buzzle- 1/2012