Ung thư môi không điều trị có được không?
(Dân trí) - Ung thư môi là bệnh có thể chữa khỏi, dễ phát hiện. Việc không điều trị có thể gây ra nhiều hậu quả về chức năng, gây biến dạng môi và mặt.
Phẫu thuật, xạ trị và hóa trị chỉ là một số phương pháp điều trị ung thư môi. Các lựa chọn khác có thể khác bao gồm liệu pháp nhắm đích, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp gen.
Cũng như các bệnh ung thư khác, việc điều trị phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư, mức độ tiến triển của nó (bao gồm cả kích thước của khối u) và sức khỏe chung của bạn.
Nếu khối u nhỏ, phẫu thuật thường được thực hiện để loại bỏ nó. Điều này bao gồm việc loại bỏ tất cả các mô liên quan đến ung thư, cộng với việc tái tạo lại môi (về mặt thẩm mỹ và chức năng).
Nếu khối u lớn hơn hoặc ở giai đoạn muộn hơn, xạ trị và hóa trị có thể được sử dụng để thu nhỏ khối u trước hoặc sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát. Phương pháp điều trị hóa trị sẽ đưa thuốc đi khắp cơ thể và giảm nguy cơ ung thư lây lan hoặc quay trở lại.
Nếu không được điều trị, khối u ở môi có thể lây lan sang các vùng khác của miệng và lưỡi cũng như các bộ phận xa của cơ thể. Nếu ung thư lan rộng, nó sẽ trở nên khó chữa hơn nhiều.
Ngoài ra, điều trị ung thư môi có thể gây ra nhiều hậu quả về mặt chức năng và thẩm mỹ. Những người phẫu thuật cắt bỏ khối u lớn trên môi có thể gặp khó khăn khi nói, nhai và nuốt sau khi phẫu thuật.
Phẫu thuật cũng có thể dẫn đến biến dạng môi và mặt. Tuy nhiên, làm việc với một nhà nghiên cứu bệnh lý về giọng nói có thể cải thiện khả năng nói. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có thể tái tạo lại xương và mô của khuôn mặt.
Một số tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị bao gồm: rụng tóc, suy nhược và mệt mỏi, kém ăn, buồn nôn, nôn mửa, tê tay và chân, thiếu máu trầm trọng, giảm cân, da khô, đau họng, thay đổi khẩu vị…