1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tử vong sau tiêm chủng có thể do phản ứng quá mẫn với kháng nguyên lạ

(Dân trí) - “Phản ứng nặng gây tử vong sau tiêm có thể do 4 nguyên nhân như do vắc xin, sai sót trong tiêm chủng, trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh tật có sẵn của trẻ và phản ứng sau tiêm”, GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ, nhận định.

Vắc xin Quinvaxem không liên quan các ca tử vong

 

Khó xác định nguyên nhân tai biến

 

Bên lề Hội nghị Triển khai công tác y tế dự phòng diễn ra ngày 25/3 tại Hà Nội, GS.TS Nguyễn Trần Hiển cho biết, hiện phải chờ kết luận của Hội đồng khoa học về vụ việc mới đây nhất (15/3) liên quan với cháu V.A (4 tháng tuổi, TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã tử vong sau tiêm vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem cùng 10 trường hợp có biểu hiện phản ứng sau tiêm chủng. Còn đến nay, chưa có bằng chứng về chất lượng của vắc xin có liên quan đến các ca phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem dẫn đến tử vong tại Việt Nam.

Theo WHO, vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem phối hợp phòng ngừa vi-rút bạch hầu, uốn ván, Hib oligosaccharide (Haemophilus influenzae), viêm gan B và một loại vi-rút B ho gà bất hoạt (đã được xử lý nhiệt hoặc suy yếu) hiện đang được phân phối tại Ấn Độ đã gây tử vong cho ít nhất 5 trẻ tại Sri Lanka, 8 trẻ tại

Bhutan và ít nhất 3 trẻ tại Pakistan.

 

Chính quyền Sri Lanka đã thu hồi lô vắc-xin vào năm 2008 “sau khi ghi nhận 25 trường hợp có phản ứng phụ gây hại nghiêm trọng trong đó có 5 ca tử vong và Bhutan đã ngừng việc sử dụng loại vắc-xin này sau 2 tháng đưa vào sử dụng trong tháng 7/2009 sau khi xảy ra 8 ca tử vong”. Tuy nhiên, gần đây Sri Lanka lại

tiếp tục sử dụng Quinvaxem sau khi một nhóm chuyên gia của WHO đã điều tra các sự việc và tuyên bố rằng loại vắc-xin này “không chắc” là nguyên nhân gây ra các ca tử vong.

 

Hùng Cường

Theo vaccineresistancemovemen

Trước nghi ngại, tỷ lệ liên quan tai biến tiêm chủng của Việt Nam có cao hơn thế giới, GS Hiển khẳng định: “Cho đến nay các kết luận của hội đồng khoa học tỉnh và Bộ y tế là các trường hợp phản ứng sau tiêm đều không có bằng chứng liên quan đến dịch vụ tiêm chủng và chưa có bằng chứng liên quan đến chất lượng vắc xin. Tuy nhiên, có một thực tế là trong một số trường hợp, khó xác định nguyên nhân tai biến do sốc phản vệ hay trùng hợp ngẫu nhiên vì các bé đều tử vong tại nhà, không có hồ sơ theo dõi sức khỏe sau tiêm ở cơ quan y tế, và cũng không có mổ tử thi nên không có bằng chứng để kết luận cũng như loại trừ nguyên nhân sốc phản vệ hay do trùng hợp nhẫu nhiên với bệnh khác của trẻ. Chúng tôi cũng đang cùng các nhà khoa học trong nước và trên thế giới cố gắng tìm nguyên nhân của các trường hợp này”.

 

Trước câu hỏi, cơ sở nào để phân biệt đó là những phản ứng trùng hợp ngẫu nhiên hay là do vắc xin gây ra? Ông Hiển cho biết để kết luận nguyên nhân phản ứng sau tiêm cần phải dựa trên các bằng chứng khoa học, dựa trên kết quả điều tra phản ứng sau tiêm và dựa trên kết luận của Hội đồng khoa học.

 

Ngày 9/1/2013, Tổ chức Y tế Thế giới tại Hà Nội có công văn trả lời kết qủa điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới tại Geneva về 3 trường hợp tai biến ở Nghệ An sau tiêm vắc- xin Quinvaxem (lô 1453037, HD: 26-11-2014, SĐK: QLVX-0604-12 do Công ty Berna Biotech Korea Corporation sản xuất). Tổ chức Y tế thế giới đã nghiên cứu xem xét kỹ lưỡng các thông tin sau đây: báo cáo của hai Hội đồng đánh giá tai biến sau tiêm của Việt Nam, các số liệu trên thế giới về phản ứng sau tiêm vắc xin Quinvaxem nói chung và vắc xin cùng nguồn gốc với lô vắc xin sử dụng ở Nghệ An, hồ sơ qui trình sản xuất lô vắc xin này và báo cáo kiểm định độ an toàn của nhà sản xuất ở Hàn Quốc, hồ sơ kiểm định lô vắc xin này của Cơ quan Quản lý quốc gia Thuốc và Thực phẩm Hàn Quốc. Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra ý kiến rằng, dựa trên các thông tin thu được cho đến nay, chưa xác minh được mối liên quan giữa các trường hợp tử vong sau tiêm lô vắc xin này với chất lượng vắc xin.

 

Trước “nghi vấn” điều kiện bảo quản vắc xin tại Việt Nam, nhất là tại các tuyến cơ sở chưa đạt yêu cầu có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng vắc xin, ông Hiển cho biết: “Trong những năm vừa qua, chương trình TCMR đã được chính phủ Luxemburg hỗ trợ trang bị, hoàn thiện hệ thống dây chuyền lạnh ở Việt Nam từ trung ương đến tỉnh, huyện và nhiều xã. Bên cạnh đó qua điều tra các trường hợp phản ứng sau tiêm, cho thấy vắc xin được bảo quản đúng quy trình, chỉ thị nhiệt độ trên lọ vắc xin vẫn tốt, cán bộ tiêm chủng thực hiện đúng quy định về thực hành an toàn tiêm chủng. Thực tế, việc kiểm tra ngẫu nhiên định kỳ thường xuyên về chất lượng vắc xin của Viện Kiểm định vắc xin và sinh phẩm y tế không phát hiện bất thường về chất lượng vắc xin.

 

Trước đó, tại Hội nghị Thành quả 25 năm Tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam, ông Hiển cho biết: “Việt Nam ghi nhận 29 ca phản ứng nặng (22 ca tử vong) từ năm 2010 đến 2012 sau tiêm vắc xin Quinvaxem, trong đó xác nhận 9 trường hợp (2 tử vong) được kết luận có thể có liên quan đến tiêm chủng. Liên quan đến tiêm chủng ở đây có thể do cơ thể có phản ứng quá mẫn với kháng nguyên lạ”, GS Hiển nói.

 

Không vắc xin nào an toàn 100%

 

Trước băn khoăn của nhiều người về tính an toàn của vắc xin Quinvaxem, GS.TS Nguyễn Trần Hiển nhận định: “Phản ứng nặng gây tử vong sau tiêm có thể do 4 nguyên nhân. Đó là phản ứng do vắc- xin, sai sót trong tiêm chủng, trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh tật có sẵn của trẻ, và phản ứng sau tiêm”.

 

Không có loại vắc-xin nào là tuyệt đối an toàn 100%. Vẫn có một tỷ lệ rất nhỏ có phản ứng nặng sau tiêm. Tiêm vắc xin là đưa vào cơ thể một kháng nguyên để kích thích cơ thể sản sinh miễn dịch chủ động để dự phòng bệnh. Cũng như việc sử dung thuốc hay thực phẩm, tùy theo cơ địa của từng người mà có thể xảy ra một số phản ứng sau tiêm vắc-xin. Phản ứng này có thể là nhẹ hay nặng tùy từng trường hợp và tùy loại VX. Những trường hợp phản ứng thông thường như sốt nhẹ, sưng, đau là các biểu hiện hay gặp phải. Tỉ lệ phản ứng nặng, gây nguy hiểm cho tính mạng, phải nhập viện thường rất thấp, ít xảy ra. Phản ứng sốc nặng cũng có thể qua khỏi nếu được điều trị kịp thời và thích hợp. Tuy vậy, cũng có nhiều trường hợp tử vong vì lý do khác như trùng hợp ngẫu nhiên với bệnh khác của trẻ tại thời điểm tiêm chủng.

 

Trước 2010, Chương trình TCMR sử dụng vắc- xin DPT (ngừa bạch hầu, ho gà, uốn ván). Theo thống kê ở Việt Nam, kết quả so sánh tỉ lệ phản ứng giữa Quinvaxem (có thành phần phòng 5 bệnh: bạch hầu, uốn ván ho gà, viêm gan B và Hib) trong thời gian 2010-2012 và DPT trước đó cho thấy, tỉ lệ phản ứng nặng của DTP là 1,03/triệu liều và tỉ lệ tử vong là 0,6/triệu liều. Còn với Quinvaxem có phản ứng nặng là 0,69/triệu liều và tỉ lệ tử vong là 0,17/triệu liều. Các tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với ước tính của Tổ chức y tế thế giới (là 20/triệu liều).

 

“Người dân phải hiểu bản chất của những trường hợp phản ứng nặng sau tiêm này, vì nếu không hiểu sẽ hoang mang, sẽ e ngại tiêm vắc xin và trẻ em sẽ không được bảo vệ trước những bệnh lý nguy hiểm này. Ví như với bệnh viêm phổi, viêm màng não do Hib, tại VN, năm 2000, Hib gây ra 625 trường hợp viêm màng não, 107.565 trường hợp viêm phổi nặng. Tỷ lệ tử vong có thể từ 5-10% đối với những trẻ bị viêm màng não do Hib và để lại nhiều di chứng nặng nề về thần kinh, khiến trẻ bị điếc, trí tuệ sa sút, mất khả năng học tập, khó khăn khi vận động…”, một cán bộ y tế dự phòng chia sẻ.

 

“Chúng ta cần phải nhận thức rõ tầm quan trọng của tiêm chủng, đến lợi ích và nguy cơ của tiêm chủng. Lợi ích của tiêm chủng là rất lớn, nó dự phòng cho hàng triệu trẻ em khỏi mắc bệnh và tử vong. Trong khi đó nguy cơ tai biến sau tiêm là rất thấp, thường liên quan đến yếu tố cơ địa của trẻ.” GS Hiển bày tỏ.

 

Hồng Hải