1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Triển vọng từ vi-rút chống ung thư

(Dân trí) - Theo thời báo Nature, thử nghiệm trên 23 bệnh nhân đang bị di căn cho thấy loại vi-rút này chỉ tấn công các khối u chứ không ảnh hưởng tới các mô khỏe mạnh.

 

Triển vọng từ vi-rút chống ung thư  - 1

Ảnh minh họa

 
Sử dụng vi-rút để tấn công bệnh ung thư không còn là một điều mới mẻ, tuy nhiên, loại vi-rút này cần được tiêm trực tiếp vào các khối u để tránh hệ thống miễn dịch. Còn loại vi-rút JX-594, có khả năng tự sao chép, và tấn công 1 số loại ung thư phổ biến, là biến thể của vi-rút gây bệnh đậu mùa, được dùng để làm vắc-xin phòng bệnh thủy đậu, được tiêm thẳng vào máu.

 

Cả 23 bệnh nhân đều được tiêm vi-rút với liều lượng khác nhau nhưng chỉ là 1 lượng nhỏ, nhằm đảm bảo an toàn. 7/8 bệnh nhân được tiêm nhiều nhất có vi-rút đang nhân đôi chỉ trong khối u chứ không phải ở các mô khỏe mạnh. Khối u ở 6 bệnh nhân đã không phát triển thêm. Tuy nhiên, vi-rút không chữa hoàn toàn bệnh ung thư.

 

GS John Bell, trưởng nhóm nghiên cứu và đang công tác tại ĐH Ottawa (Mỹ), tin tưởng rằng mặc dù mới chỉ là bước khởi đầu một phương pháp tiếp cận sinh học mới đối với bệnh ung thư.

 

Ngoài ra, nhiều nhà khoa học tin rằng có thể tiêm vi-rút này trực tiếp vào khối u với liều lượng lớn. Người ta nghĩ rằng, loại vi-rút này có thể được sử dụng trực tiếp vào tế bào ung thư với liều lượng cao.

 

“Nghiên cứu mới này thực sự rất quan trọng bởi nó chỉ ra rằng vi-rút có thể được sử dụng một cách an toàn như một loại vacxin chống lại căn bệnh đậu mùa đang hành hạ hàng triệu người bây giờ lại có thể thông qua đường máu tiếp cận tế bào ung thư thậm chí ngay cả khi chúng đã lan rộng khắp cơ thể".

 

Nguyễn Nhung

Theo BBC