1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Trẻ và chất sắt

Chất sắt là một thành phần quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ vì vậy việc cung cấp đủ chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày là đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ và thiếu niên.

Nhu cầu của trẻ?

 

Trẻ có nhu cầu về sắt khác nhau tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi và từng giai đoạn.

 

- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ có khuynh hướng nhận đủ chất sắt từ mẹ cho đến 4-6 tháng tuổi, khi các loại sữa bột với công thức củng cố sắt thường được đưa vào trong chế độ nuôi dưỡng trẻ. 

 

- Trẻ 6-12 tháng tuổi cần 11 milligram sắt mỗi ngày. Giai đoạn này, bên cạnh sữa mẹ, trẻ cần thêm vào chế độ ăn hàng ngày bột ngũ cốc với công thức củng cố sắt hoặc bổ sung sắt.

 

- Trẻ từ 1-1 tuổi cần 7-10 milligram sắt mỗi ngày.

 

- Bé trai trong độ tuổi thanh thiếu niên cần 11 milligram sắt mỗi ngày còn bé gái cần 15 milligram sắt mỗi ngày. Đây là giai đoạn phát triển nhanh và các bé gái cần bổ sung chất sắt thay cho phần sắt mà bé bị mất hàng tháng khi tới chu kỳ kinh nguyệt.

 

- Các VĐV trẻ thường bận bịu với việc tập luyện cường độ cao và có khuynh hướng mất nhiều sắt và có thể cần bổ sung sắt trong chế độ ăn.

 

Bệnh thiếu sắt

 

Bệnh thiếu sắt xảy ra khi lượng dự trữ sắt trong cơ thể trở nên cạn kiệt và có thể là vấn đề lớn cho một số trẻ, đặc biệt là trẻ mới biết đi và trẻ trong độ tuổi thiếu niên (nhất là trẻ gái).

 

Trên thực tế, có nhiều trẻ gái trong độ tuổi thiếu niên có nguy cơ thiếu sắt - thậm chí khi trẻ đang ở trong giai đoạn bình thường - nếu chế độ ăn của trẻ không có đủ sắt bù đắp lại cho lượng sắt mất đi - bao gồm cả các tế bào hồng cầu - trong thời gian có kinh.

 

Trẻ sau 12 tháng tuổi cũng thường có nguy cơ thiếu sắt do chúng không còn uống sữa với công thức củng cố sắt và có thể không ăn những sản phẩm ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh với công thức củng cố sắt hoặc không ăn đủ các thức ăn chứa sắt từ các nguồn khác nhau.

 

Uống nhiều sữa bò (hơn 710ml mỗi ngày) cũng có thể khiến trẻ tăng nguy cơ thiếu sắt. Nguyên nhân là trong sữa bò chứa ít sắt. Trẻ, đặc biệt là trẻ mới tập đi, uống nhiều sữa bò có thể ít đói hơn và cũng ít ăn các thức ăn giàu sắt hơn. Mặt khác sữa làm giảm hấp thu chất sắt và cũng có thể làm kích thích ruột gây xuất huyết (dù với một lượng nhỏ) và làm mất dần dần sắt trong phân.

 

Thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ và có thể dẫn tới các vấn đề trong học tập và trong cư xử. Nó cũng có thể phát triển thành chứng thiếu máu thiếu sắt, căn bệnh làm giảm số tế bào hồng cầu trong cơ thể.

 

Nhiều người bị thiếu máu thiếu sắt không có dấu hiệu và triệu chứng do nguồn cung chất sắt cho cơ thể bị thiếu hụt từ từ. Nhưng khi bệnh thiếu máu tăng lên, một số triệu chứng bệnh có thể xuất hiện:

- Mệt mỏi và yếu ớt

- Da xanh và có màng nhầy

- Tim đập nhanh

- Dễ nổi cáu

- Giảm cảm giác thèm ăn

- Chóng mặt hay cảm thấy đầu óc quay cuồng

 

Nếu trẻ có các triệu chứng trên, hãy đưa trẻ đến bác sĩ và bổ sung sắt nếu cần thiết. Tuy nhiên cần lưu ý: việc bổ sung quá nhiều sắt cũng có thể gây ra các vấn đề về sưc khoẻ, do đó đừng bao giờ cho trẻ bổ sung sắt mà không có sự tư vấn của bác sĩ.

 

Chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày cho gia đình bạn

 

Sắt có thể được tìm thấy ở nhiều nguồn thức ăn khác nhau, nhưng sắt từ thịt dễ được cơ thể hấp thu hơn so với từ các nguồn thực vật. Dưới đây là các thức ăn giàu chất sắt mà bạn có thể lựa chọn trong bữa ăn hàng ngày cho gia đình mình:

- Thịt đỏ

- Thịt gia cầm sẫm màu

- Cá ngừ

- Cá hồi

- Trứng

- Đậu hũ

- Gạo bổ sung vitamin

- Đậu sấy

- Trái cây khô

- Cải rậm lá xanh

- Bột ngũ cốc giúp củng cố sắt

 

Theo Tường Vy

Tuổi trẻ/KidsHealth

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm