Trẻ thấp còi vì ăn uống thiếu chất

(Dân trí) - Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ em: Tại Việt Nam, cứ 6 trẻ dưới 5 tuổi có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân và cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi thì có 1 trẻ bị SDD thể thấp chiều cao.

Bàn về lý do khiến Việt Nam trở thành nước có chiều cao thấp nhất trong khu vực, các chuyên gia cho rằng: chính chế độ ăn uống thiếu khoa học, dinh dưỡng không cân đối dẫn đến thiếu các vi chất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ như Kẽm, Selen, Vitamin A, D, L-Lysin, Taurin… đã làm giảm chức năng của các tế bào miễn dịch. Từ đó, gây ra chứng biếng ăn, hạn chế hấp thu dưỡng chất, gây giảm phát triển chiều cao, cân nặng và ảnh hưởng nghiêm trọng tᷛi sự phát triển trí lực của trẻ.

Nguy cơ từ suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là tình trạng bệnh lý mà nguyên nhân chính là do chế độ ăn của trẻ thiếu chất đạm (pŲotein), thiếu năng lượng và các vi chất dinh dưỡng thiết yếu. Trẻ bị suy dinh dưỡng nếu không được can thiệp kịp thời không chỉ bị “hụt” ít nhất 10cm ở giai đoạn trưởng thành mà còn có nguy cơ tử vong cao, dễ mắc bệnh hơn, khả năng học tập cũng hạn chếĠhơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Khi một đứa trẻ bị thấp còi nghĩa là các quá trình phát triển thể chất và trí lực của trẻ đã bị hạn chế. Do đó, nếu không giải quyết tận gốc nguyên nhân dẫn tới thấp còi trong 3 năm đầu đời thì kŨó có thể cải thiện chiều cao sau này của trẻ.

Thế nhưng, trong thực tế, ở Việt Nam chỉ khoảng 52% trẻ dưới 2 tuổi được chăm sóc và ăn bổ sung đúng cách. Còn lại, trẻ thường “được” ăn theo chế độ “nhồi nhét”, thừa chất này nhưng lᶡi thiếu chất kia. Tuy nhiên, đa phần bữa ăn lại không đủ chất.

Các chuyên gia nhận định: Khi trẻ không được ăn đúng và đủ các loại thực phẩm giàu sắt, I ốt, Kẽm, Selen, L – Lysin, đạm động vật, rau củ quả, sữa, ngũ cốc và dầu thực Ŷật có thể dẫn đến một số rối loạn tiêu hóa, chuyển hóa, thần kinh, làm chậm phát triển chiều cao và rối loạn phát triển xương…

Đây chính là lý do khiến Việt Nam hiện là 1 trong 16 nước có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất thế giới.

Ăn uống đủ chất – giải pháp giúp “kéo dài” chiều cao cho trẻ

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng - Viện dinh dưỡng Quốc gia: Trẻ bị suy dinh dưỡɮg, thấp còi thường là thiếu đồng bộ nhiều chất trong đó có những chất tối cần thiết cho sự phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ như chất béo, chất đường, Sắt, Kẽm, Selen, Iốt, DHA, Taurine, L - Lysin... .

Do vậy, để hạn chế nguy cʡ suy dinh dưỡng, thấp còi và góp phần tăng trưởng chiều cao cho trẻ, phụ huynh cần cung cấp đủ năng lượng với 4 nhóm chất đạm, tinh bột, chất béo và vitamin, kháng chất.

Cũng theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm: Mặc dù được quy định bởi “dɩ truyền”, nhưng “dinh dưỡng” lại là yếu tố quyết định tới 37% sự phát triển chiều cao, thể chất của trẻ. Vì thế, việc lựa chọn áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học sẽ góp phần quan trọng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển trí lực tốt nhất.

Trẻ em Việt Nam thấp còi vì ăn uống thiếu chất

Để giúp bạn có thể phát hiện, phòng tránh và khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng hiệu quả cho trẻ, lúc 14h00 thứ năm, ngày 28/8/2014, báo điện tử dantri.com.vn sẽ tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến với chủ đề: “Làm gì khi trẻ biếnɧ ăn, kém hấp thu dưỡng chất?” với sự tham gia của hai chuyên gia về dinh dưỡng – sức khỏe trẻ em:

- PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, Phó viện trưởng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

- Thạc sỹ - Bác sỹ Nguyễn Thị Yến – Nguyên phó trưởng khoa tiêu ɨóa dinh dưỡng – Bệnh viện nhi Trung ương.

Ngay từ bây giờ, bạn có thể gửi câu hỏi TẠI ĐÂY.