1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Trẻ thấp còi khó đạt “chuẩn” cao khi trưởng thành

(Dân trí) -Trẻ suy dinh dưỡng thấp còi không chỉ thua “chuẩn” của bạn bè cùng lứa khi nhỏ, mà khi lớn lên, các trẻ này cũng khó có cơ hội đạt chuẩn chiều cao.

Theo tiến sĩ Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi của Việt Nam vẫn ở mức cao. Cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ không đạt chuẩn về chiều cao. Không chỉ suy dinh dưỡng thấp còi khi còn nhỏ, tình trạng dinh dưỡng này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành. Nhiều nghiên cứu cũng đã chứng minh khi 3 tuổi trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi thì khi lớn trẻ không thể đạt được chiều cao như bé không bị thấp còi.
 
Chế độ dinh dưỡng quyết định rất nhiều đến chiều cao của trẻ. Ảnh minh họa: T.A
Chế độ dinh dưỡng quyết định rất nhiều đến chiều cao của trẻ. Ảnh minh họa: T.A

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010 cho thấy, mức gia tăng chiều cao của trẻ dưới 1 tuổi qua một thập kỷ đã có sự gia tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Theo đó, trung bình trẻ trai 1 tuổi tăng 1,4 cm, trẻ gái tăng 1,8cm. Ở tuổi lên 3, tăng trưởng chiều cao của trẻ trai là 2 cm, gái tăng 2,5cm và nhóm trẻ 5 tuổi tỉ lệ này là  2,4 và 2,2cm.  Trong 14 năm (từ 1995  - 2009), chiều cao nam giới  trưởng thành tăng 4,4cm nữ tăng 3,4cm.   

“Chiều cao của người trưởng thành bị ảnh hưởng rất nhiều ở giai đoạn thơ bé. Nếu bé không bị suy dinh dưỡng thấp còi thì chiều cao khi trưởng thành có thể đạt được là 1,7m; nhưng nếu bị thấp còi thì cao nhất cũng chỉ là 1,58cm. Vì thế, việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ từ giai đoạn thụ thai đến tuổi trưởng thành đều rất quan trọng. Mỗi giai đoạn đều có ảnh hưởng đến tốc độ phát triển chiều cao khác nhau, vì thế, dinh dưỡng luôn là yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ”, TS Danh khuyến cáo.

Trong khi tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ vẫn ở mức cao, tình trạng béo phì của người Việt cũng ở mức báo động.

Theo thống kê của viện dinh dưỡng, hiện có khoảng hơn 7 triệu người Việt Nam bị béo phì và ngày càng có xu hướng gia tăng. Đặc biệt . Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết theo các điều tra mới nhất tỉ lệ thừa cân béo phì trên toàn quốc ở trẻ dưới 5 tuổi là 4% (khoảng 300.000 trẻ). Tại 5 thành phố lớn (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng) tỉ lệ này là 6%, với tổng số 86.000 trẻ. Đặc biệt tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em đang tăng nhanh ở cả thành thị và nông thôn.

Kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy tỉ lệ thừa cân béo phì trên toàn quốc ở trẻ dưới 5 tuổi là 4% (khoảng 300.000 trẻ). Tại 5 thành phố lớn (tỉ lệ này là 6%, với tổng số 86.000 trẻ. Đặc biệt, thừa cân béo phì ở một số thành phố đã cao hơn mức trung bình của Châu Á và các nước đang phát triển. Như tại TPHCM, tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi béo phì đã lên tới 9,6% (mức béo phì trẻ dưới 5 tuổi trung bình toàn cầu là 6,9%). Đặc biệt, tại các khu vực trung tâm thành phố, tỉ lệ trẻ béo phì đã vượt ngưỡng 12%. Đây là một con số rất đáng báo động.

Vì thế, thời gian tới, Viện Dinh dưỡng tiếp tục đưa ra các chiến lược nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi nhằm cải thiện chiều cao cho trẻ em, làm nền tảng phát triển chiều cao khi trưởng thành. Các giải pháp đã được đưa ra gồm bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cho trẻ em dưới 2 tuổi.

Phục hồi dinh dưỡng sớm cho trẻ bị suy dinh dưỡng, đồng thời phòng chống sự gia tăng của tình trạng thừa cân, béo phì. Để đạt được điều này cần tăng cường giáo dục truyền thông về dinh dưỡng cho cộng đồng.

Theo PGS TS Lê Thị Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho biết, cơ cấu khẩu phần căn cho trẻ ở các đô thị thay đổi rõ rệt về lượng và chất, có xu hướng giảm chất bột tăng chất đạm và đặc biệt là chất béo, chất đường đặc biệt là trẻ em ở đô thị. Với nhóm trẻ em này, khẩu phần ăn có hàm lượng chất béo đã lên tới sấp xỉ 30% năng lượng trong khẩu phần. Tăng chất béo, nhưng các vi chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, D, sắt… thì ngay cả trong khẩu phần ăn của trẻ em thành phố cũng chưa đáp ứng được.

PGS Mai cũng cho biết, kiến thức dinh dưỡng cho trẻ cũng là một lỗ hổng lớn trong mỗi gia đình. Điều tra mới nhất trong tháng 6 và 7/2013 với các bà mẹ tại đô thị cho thấy 30% bà mẹ có con bị thừa cân vẫn không biết trẻ đã thừa cân; 15% số bà mẹ có con thừa cân vẫn mong muốn con mình tiếp tục tăng cân với suy nghĩ “cân nặng dự trữ” phòng khi trẻ ốm đau…

Tú Anh