Trẻ sơ sinh bị nấc cụt

Trường Thịnh

(Dân trí) - Nấc cụt là triệu chứng bình thường ở trẻ sơ sinh, mẹ bé không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ bé cũng cần tìm hiểu nguyên nhân và các khắc phục giúp bé thoải mái hơn.

Đâu là nguyên nhân khiến trẻ bị nấc cụt?

Khi chào đời, sẽ có 7 lý do chính khiến trẻ sơ sinh bị nấc cụt.

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Đây là hiện tượng mà thức ăn đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Điều này xảy ra khi bé có cơ vòng thực quản dưới chưa được hoàn thiện. Khi thức ăn bị trào ngược, axit trong dạ dày sẽ tác động lên tế bào thần kinh, làm rung cơ hoành và xảy ra hiện tượng nấc cụt.

2. Cho con bú quá no

Bé bú quá no có thể làm cho dạ dày to và giãn ra. Sự thay đổi đột ngột này của khoang bụng sẽ khiến cho bé nấc cụt.

3. Nuốt nhiều khí vào trong bụng

Khi bé bú bình, sữa trong bình chảy ra nhanh hơn bú mẹ khiến cho bé nuốt không khí vào nhiều hơn. Việc này cũng làm cho dạ dày to và giãn ra dẫn đến nấc cụt.

4. Dị ứng

Khi bé bị dị ứng những thành phần trong sữa công thức hoặc sữa mẹ sẽ xuất hiện tình trạng viêm thực quản mà nấc cụt là một biểu hiện của bệnh lý này. Ngoài ra, bé cũng có khả năng dị ứng với những thực phẩm mà mẹ tiêu thụ.

5. Giảm thân nhiệt

Khi thân nhiệt giảm, các cơ của bé sẽ co lại và cơ hoành cũng không phải là ngoại lệ. Điều này dẫn tới việc bé nấc cụt.

Làm sao để chữa nấc cụt cho bé

1. Cho bé ăn ít đường

Khi bé đang ở giai đoạn ăn dặm, các mẹ có thể cho một ít đường vào dưới lưỡi của bé. Còn với những bé còn quá nhỏ, hãy cho một ít siro lên ngón tay hoặc núm vú giả để cho bé ngậm, chỉ cần đảm bảo ngón tay và núm vú được vệ sinh sạch sẽ.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt - 1

2. Massage lưng của bé

Hãy đặt con ngồi thẳng và xoa lưng một cách nhẹ nhàng theo hình tròn. Bạn cũng có thể đặt bé lên bụng và làm tương tự. Cách này sẽ giúp cơ hoành căng ra và từ đó hạn chế nấc cụt.

3. Hãy để bé ngồi thẳng lên sau khi bú

Sau khi cho con bú, hãy giữ bé ngồi thẳng trong khoảng 15 phút. Ngoài ra, bạn có thể vỗ nhẹ vào lưng bé để bé ợ hơi và đưa không khí trong dạ dày ra bên ngoài. Làm vậy sẽ khiến cho cơ hoành của bé được thư giãn và giảm tình trạng nấc cụt.

4. Chơi với bé

Mỗi khi bé bị nấc cụt, bạn có thể áp dụng những trò chơi vận động hay lắc đồ chơi trước mặt bé nhằm làm bé phân tâm vì xung thần kinh cũng có thể tạo ra những cơn co thắt dẫn đến nấc cụt.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt - 2

Đâu là điều các bố mẹ không nên làm khi bé bị nấc cụt

1. Dọa con

Khi chúng ta bị nấc cụt, một tiếng nổ lớn làm giật mình có thể làm hết cơn nấc cụt. Nhưng điều này có thể gây tổn hại đến màng nhĩ và thậm chí cả cột sống của bé.

2. Ăn kẹo chua

Đối với người lớn kẹo chua có thể có hiệu quả nhưng đối với trẻ nhỏ thì không, thậm chí với cả trẻ trên 12 tháng tuổi. Đa số kẹo chua đều chứa những chất axit không tốt cho bé.

3. Vỗ lưng bé

Dây chằng trong khung xương của bé vẫn còn rất mềm nên những tác động mạnh bên ngoài đều có thể gây hại cho bé.

4. Ấn vào mắt bé

Các cơ để giúp mắt bé chuyển động vẫn còn đang phát triển nên tuyệt đối không được ấn vào mắt bé dù chỉ là ấn nhẹ.

5. Kéo lưỡi hay kéo xương bé

Bé còn rất yếu nên hãy hạn chế kéo xương hay kéo lưỡi của bé. Nếu cảm thấy bé thường xuyên bị nấc cụt, hãy đến gặp bác sĩ.

Khi nào nên gặp bác sĩ

1. Trào ngược dạ dày thực quản

Nếu bé có những cơn nấc kinh niên kèm theo việc ợ hơi ra chất lỏng, rất có thể đây là triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản. Nên bạn hãy đưa bé đi gặp bác sĩ nếu gặp những tình trạng trên.

2. Bé nấc cụt khi ngủ hay bú

Nếu bé nấc trong khi bú, lúc ngủ hay chơi, hãy đưa bé đi khám.

3. Hiện tượng nấc cụt kéo dài nhiều giờ hoặc nhiều ngày

Nếu bé vẫn cảm thấy thoải mái khi nấc cụt, bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu có dấu hiệu nào bất thường như bé thở khò khè khi nấc cụt, hãy đi gặp bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị nấc cụt - 3

Được thiết kế đặc biệt dành riêng cho làn da bé, tã dán lọt lòng Huggies® với thiết kế Bọc Kén Con Tằm có chất liệu mềm mại đến từng chi tiết, được trang bị lớp đệm siêu mềm như bọc kén ôm trọn vùng lưng và bụng bé, cùng với bề mặt và tai dán êm mềm giúp nâng niu, bảo vệ toàn diện làn da mỏng manh và nhạy cảm của bé khi vừa mới lọt lòng. Ngoài ra, tã dán lọt lòng Huggies® với thiết kế Bọc Kén Con Tằm còn có hộc khóa tràn 3 chiều độc quyền giúp ngăn chất lỏng từ mọi hướng ngăn tràn hiệu quả kể cả khi bé nằm mà vẫn đảm bảo sự thoải mái cho những cử động đầu đời của bé cưng. Hơn thế nữa, nhờ thiết kế 1,000 phễu, tã dán lọt lòng Huggies® nhanh chóng thấm nhanh và dàn đều chất lỏng, giúp bề mặt khô thoáng hơn gấp 10 lần.