1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Đồng Tháp:

Trẻ em “đua nhau” nhập viện vì nắng nóng

(Dân trí) - Từ đầu tháng 3 đến nay, vào những buổi trưa khí hậu trở nên oi bức làm người lớn, trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp dễ mắc bệnh liên quan đến hô hấp, đường ruột,… trong đó số lượng trẻ em nhập viện mỗi ngày một tăng cao.

Do nắng nóng số lượng trẻ em nhập viện mỗi ngày một tăng cao

Do nắng nóng số lượng trẻ em nhập viện mỗi ngày một tăng cao
 
Những ngày gần đây, tại khu khám nhi (Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp), nhiều trẻ được phụ huynh đưa vào khám và điều trị với các bệnh có liên quan đến thời tiết nắng nóng như: sốt, cảm, thủy đậu,… Phần nhiều các bé có độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. Cũng có nhiều trường hợp do bệnh lý diễn biến nặng như: viêm phổi nặng, nhiễm trùng, viêm tiểu phế quảng,… nên phải chuyển qua Khoa Cấp cứu Nhi - Sơ sinh tiếp tục điều trị. Nhiều trẻ khỏi viêm phổi, chuẩn bị ra viện thì lại bị tiêu chảy, nôn ói, lại phải ở viện thêm gần cả tuần nữa...
 
Trung bình một ngày, khu khám nhi khám và điều trị ngoại trú cho trên 200 trẻ, nội trú là 20 trẻ. Chỉ tính riêng nửa đầu tháng 3, lưu lượng bệnh nhi đã cao hơn hoặc gần bằng cả tháng 2 cả về tổng số bệnh nhi đến khám đến số bệnh nhi bị viêm phổi, thủy đậu, sởi, tay chân miệng.
 
Trước tình trạng nhiều trẻ nhập viện, bác sĩ Đoàn Thị Thu Thủy, Trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, cho biết Khoa đã cho phần lớn bệnh nhân ở khu vực thành phố Cao Lãnh điều trị ngoại trú, còn những bệnh nhi ở xa đến và bệnh nhi nặng sẽ được nhập viện theo dõi điều trị. Cách làm này vừa hạn chế được tình trạng trẻ bệnh nhẹ vào nằm viện điều trị sẽ dễ bị lây nhiều bệnh bởi những trẻ khác đang mắc vừa hạn chế tình trạng quá tải của bệnh viện.
 
Để phòng ngừa bệnh cho trẻ trong thời tiết nắng nóng, bác sĩ Thủy khuyến cáo nếu như nghi trẻ sốt, nhà không có nhiệt kế đo độ trẻ thì phụ huynh cần sờ trán trẻ, thấy trán nóng nên lấy khăn nhúng nước ấm lau trán, hán, nách và cho trẻ mặc đồ thông thoáng để tránh tăng thân nhiệt, dẫn đến trẻ bị sốt cao, co giật. Khi xác định trẻ sốt thì cho uống thuốc hạ sốt (thuốc paracetamol).

Nếu trẻ lên cơn co giật nên bình tĩnh, tiếp tục lau mát tích cực cho trẻ, tốt nhất là dung thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn (thuốc được để trong tủ lạnh) cho trẻ. Khi trẻ co giật tuyệt đối không nên nhỏ giọt chanh, nước sả, vì trong lúc co giật trẻ uống sẽ bị sặc, ngưng thở. Sau khi trẻ được lau nước nóng, uống thuốc hạ sốt, phụ huynh sớm đưa trẻ vào cơ sở y tế gần nhất.  

H.N - N. Hành