1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Trẻ em cũng bị loét dạ dày mạn tính

Viêm loét dạ dày - tá tràng mạn tính ở trẻ em thường do vi khuẩn H.pylori lây truyền theo đường miệng - miệng (trong gia đình có người bị viêm loét dạ dày tá tràng), phân - miệng (vệ sinh ăn uống kém, ô nhiễm môi trường). Bệnh thường gặp nhất ở độ tuổi 7-13.

Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất; đa số là đau lâm râm vùng bụng trên rốn kéo dài và tái phát. Cũng có khi đau nhiều ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải (vùng bụng trên rốn phía bên phải của bệnh nhân). Đau thường có tính chất chu kỳ, có liên quan đến bữa ăn.

 

Xuất huyết tiêu hóa: Có thể biểu hiện rất rõ như nôn ra máu, đi tiêu phân màu đen như bã cà phê hoặc máu tươi rất nhiều; cũng có thể rất kín đáo mà trẻ và người nhà khó nhận biết như:

 

Thiếu máu: Là dấu hiệu thường thấy rõ ở đa số trẻ bị bệnh với những dấu hiệu như da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, lòng bàn tay bàn chân trắng nhợt, trẻ mệt mỏi, kém ăn, gầy yếu, kém phát triển.

 

Rối loạn tiêu hóa: Dấu hiệu thường gặp là nôn và buồn nôn, nhất là ở trẻ nhỏ. Tổn thương liên quan đến bữa ăn và cơn đau. Chất nôn có thể là thức ăn, có khi có cả máu.

 

Trẻ thường có cảm giác nóng rát vùng thượng vị, đau tức kèm theo chướng bụng khó tiêu. Một số trẻ còn có dấu hiệu ợ hơi, ợ chua rõ rệt.

 

 

Tính chất nguy hiểm của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ em là dễ gây loét sâu dẫn đến tổn thương nặng nề ở cơ quan này, xuất huyết tiêu hóa. Về lâu dài, bệnh tiến triển mạn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển. Bệnh cũng liên quan đến ung thư dạ dày ở tuổi lớn hơn.

 

Để chẩn đoán xác định viêm loét dạ dày tá tràng, phải khám và xét nghiệm chuyên khoa (nội soi để xác định vị trí và mức độ tổn thương, kết hợp sinh thiết để tìm H-pylori và Test Urea để xác định sự có mặt của H-pylori).

 

Theo Sức khỏe & Đời sống

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm