Tránh "cửa tử" nhờ phòng đột quỵ sớm ở tuổi trung niên
(Dân trí) - Nhận biết và đánh giá đúng nguy cơ đột quỵ giúp kiểm soát các bệnh lý nền nguy hiểm vốn là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Người trung niên và người trẻ chiếm 1/3 các trường hợp đột quỵ
Đột quỵ (tai biến mạch máu não), là tình trạng rối loạn chức năng thần kinh khu trú, xảy ra đột ngột do tắc nghẽn hay vỡ mạch máu lên não. Sự gián đoạn tuần hoàn làm chết tế bào não do không thể cung cấp oxy kịp thời.
Tuổi tác là yếu tố liên quan mật thiết tới tình trạng đột quỵ. Tuổi càng nhiều, nguy cơ đột quỵ càng cao bởi cơ thể lão hóa sẽ dễ mắc các bệnh lý dẫn đến đột quỵ. Theo nghiên cứu, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và rối loạn chức năng (cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu) tăng theo tuổi tác, khiến người ở độ tuổi trung niên trở đi có khả năng bị đột quỵ cao hơn.
Kết quả công bố trên Tạp chí Thần kinh học Mỹ tháng 1/2023 cho thấy, người trung niên mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao có nguy cơ đột quỵ tăng mạnh. Người mắc bệnh tiểu đường type 2 từ 45-64 tuổi có nguy cơ bị đột quỵ là 50%, cao gấp đôi người cùng độ tuổi không mắc tiểu đường. Tương tự, người từ 45-64 tuổi bị huyết áp cao có nguy cơ đột quỵ hơn 80% so với trường hợp không bị cao huyết áp ở độ tuổi này.
Mỗi năm, thế giới có khoảng 4,4 triệu người tử vong do đột quỵ. Trong đó, Việt Nam có khoảng 200.000 người bị đột quỵ, tỷ lệ tử vong là 20%. Người trung niên và người trẻ chiếm 1/3 tổng số các ca đột quỵ. 90% người sống sót sau đột quỵ mắc các di chứng như rối loạn nhận thức, rối loạn tâm lý, suy giảm chức năng vận động… Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị mất khả năng lao động, tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Phòng ngừa đột quỵ ở tuổi trung niên
Để phòng ngừa đột quỵ ở tuổi trung niên, mỗi người cần kết hợp nhiều phương pháp phòng bệnh khác nhau. Người trong độ tuổi này cần cẩn trọng trong thói quen ăn uống, sinh hoạt để hạn chế các tác động tiêu cực đến sức khỏe. Kiểm soát tăng huyết áp, giải quyết rối loạn mỡ máu, quản lý bệnh đái tháo đường… là những điều kiện tiêu chuẩn để phòng đột quỵ.
TS.BS. Nguyễn Văn Doanh, Trưởng khoa Khám bệnh, bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc cho biết: "Người ở độ tuổi trung niên nên thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bỏ hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, chất kích thích, duy trì tập luyện thể dục thể thao… để giữ sức khỏe ổn định và ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm gây đột quỵ".
Cụ thể, người ở tuổi trung niên nên chọn thực phẩm nhiều chất xơ, ít muối, ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và cholesterol. Nên duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Người trung tuổi nên rèn luyện thân thể thường xuyên, với các hình thức phù hợp như đi bộ nhanh, tập thể dục tại chỗ, đạp xe nhẹ nhàng; không nên tập luyện quá sức và cần có phương pháp quản lý các yếu tố rủi ro như rung tâm nhĩ, phì đại tâm thất trái.
Bà Trần Thanh Vân (54 tuổi, Hà Nội) chia sẻ: "Sáng nào tôi cũng đi thể dục từ 5h, tập luyện đến 6h thì nghỉ. Sau đó, tôi ăn sáng xong mới bắt đầu làm việc. Ở tuổi trung niên, tôi rất lo ngại về vấn đề sức khỏe, nên tôi đã tham khảo chế độ ăn uống và luyện tập từ bác sĩ để chăm sóc cơ thể tốt hơn. Sau một thời gian áp dụng các phương pháp phòng bệnh này, tôi thấy mình khỏe, dẻo dai hơn và ít ốm bệnh hẳn".
TS.BS. Nguyễn Văn Doanh nhấn mạnh, bên cạnh việc hỗ trợ phòng ngừa bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, mỗi người nên chủ động thăm khám sức khỏe để tầm soát các dấu hiệu, yếu tố có nguy cơ gây đột quỵ, nhất là người trong độ tuổi trung niên.
Tầm soát nguy cơ đột quỵ bằng cách nào?
Theo các chuyên gia, việc khám tầm soát nguy cơ đột quỵ nên được thực hiện tại các cơ sở y tế đa khoa uy tín, có đủ trang thiết bị máy móc cùng bác sĩ chuyên khoa kinh nghiệm. Có một số phương pháp tầm soát hữu hiệu bao gồm cả chẩn đoán hình ảnh và xét nghiệm liên quan. Việc thực hiện kết hợp các phương pháp này sẽ giúp mang lại hiệu quả cao.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong số ít cơ sở y tế hiện nay triển khai gói khám tầm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ với 3 cấp độ: cơ bản, mở rộng, nâng cao. Trong đó bao gồm các dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như: đường máu, mỡ máu, chức năng gan, thận, điện tim, siêu âm động mạch cảnh, siêu âm tim, chụp cộng hưởng từ (MRI)...
Theo quy trình, trước tiên người bệnh sẽ khám cùng bác sĩ, chuyên gia nội thần kinh. Qua thăm hỏi tiền sử gia đình, thói quen sinh hoạt, triệu chứng thường gặp, các bệnh lý đang điều trị… bác sĩ sẽ chẩn đoán nguy cơ đột quỵ và chỉ định người bệnh thực hiện khám cận lâm sàng phù hợp.
Khi đi khám, mọi người cần nhịn ăn 4-6 tiếng trước khi lấy máu hoặc chụp MRI có chất cản quang. Kiêng đồ uống có cồn trong vòng 24 tiếng và thông báo cho bác sĩ nếu đang dùng thuốc hoặc đang điều trị bất kỳ bệnh lý nào.
Việc tầm soát nguy cơ đột quỵ càng sớm càng hữu ích, nhất là khi nhận thấy bản thân có nhiều yếu tố nguy cơ như tuổi tác, bệnh lý. Đặc biệt, người từng bị thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc đã từng bị đột quỵ trước đó cũng nên tầm soát nguy cơ đột quỵ.
Với người ở tuổi trung niên, nếu đã xuất hiện những yếu tố nguy cơ cao như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao thì nên chủ động theo dõi sức khỏe thường xuyên và tầm soát các dấu hiệu, yếu tố cảnh báo đột quỵ.
Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI ra mắt gói tầm soát nguy cơ đột quỵ với tối đa 25 danh mục. Gói khám giúp người dân phát hiện các yếu tố nguy cơ, từ đó có biện pháp kiểm soát sớm giúp hỗ trợ ngăn chặn đột quỵ.
Trong tháng 10, Thu Cúc TCI ưu đãi 35% gói tầm soát nguy cơ đột quỵ và tặng 30% các xét nghiệm, chụp chiếu liên quan đến đột quỵ tại các cơ sở có triển khai dịch vụ.
Xem thêm thông tin chi tiết tại: https://benhvienthucuc.vn/thu-cuc-tci-uu-dai-toi-35-kham-tam-soat-nguy-co-dot-quy/.