TPHCM: Báo động tai nạn nghiêm trọng ở trẻ
(Dân trí) - Chưa đầy một tuần, khoa Cấp cứu, bệnh viện Nhi Đồng 2 đã tiếp nhận nhiều trẻ bị tai nạn chấn thương sọ não. Tình trạng trên một phần do sự lơ là của người lớn và những yếu kém về kỹ năng sơ cứu ban đầu khi thấy trẻ gặp nạn.
Từ sự chủ quan của gia đình…
“Chấn thương sọ não sau tai nạn ở trẻ thường để lại nhiều di chứng nặng nề về sau”, BS Nguyên Anh cho biết
Một tai nạn thương tâm khác cũng đã xảy ra với N.T.T.A (13 tháng tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai). Cả gia đình đang ăn cơm tối, bé leo lên ghế nhựa cao chừng 50cm đứng múa. Do diện tích mặt ghế quá nhỏ, T.A bị sẩy chân té đập đầu xuống đất, cháu rơi vào tình trạng lơ mơ khó thở. Tại Nhi Đồng 2 bác sĩ phải phẫu thuật gấp cho bé vì lượng máu tụ trong màng cứng quá nhiều gây chèn ép não.
Do bận chế cà phên nên không để ý chị H. (ngụ tại quận 2, TPHCM) suýt mất đứa con trai của mình. Trên căn gác không có lan can, bé T.P.K (16 tháng tuổi) bò ra nhìn theo mẹ. Không ngờ cháu trượt ngã, lao từ trên cầu thang cao chừng 3m đập đầu xuống đất bất tỉnh. Vài phút sau P.K co giật dữ dội. Khi chuyển đến bệnh viện, bác sĩ cho biết cháu đã bị máu tụ ở màng cứng trên đỉnh đầu gây hôn mê.
… đến những bất cẩn và thiếu hiểu biết ở trường học
Trẻ không chỉ gặp tai nạn ở gia đình, hiểm họa cũng luôn rình rập các bé tại trường học. BS Trần Đắc Nguyên Anh cho biết: “Tối 22/10 chúng tôi tiếp nhận một học sinh tiểu học ngụ tại quận 12 bị đa chấn thương do cánh cửa sắt của cổng trường đè. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu máu tụ đầy vòm miệng, chẩn đoán hình ảnh cho thấy cháu bị nứt sọ não ở đỉnh trái. Sau 4 ngày điều trị bé mới qua được nguy kịch”.
Do bị ngưng tim ngưng thở quá lâu, bé trai 11 tháng tuổi này sẽ phải sống thực vật suốt đời
Quá sợ hãi, cô gọi chồng chở bé đến bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai mà quên không sơ cứu ban đầu. Vì vậy bé B. rơi vào tình trạng tím tái, ngưng tim, ngưng thở. Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy thức ăn đã sộc vào phổi bé, vùng não có máu tụ. Sau sơ cứu, bác sĩ chuyển bé lên bệnh viện Nhi Đồng 2.
BS Đoàn Thị Ngọc Diệp - Trưởng khoa Cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 2 khuyến cáo: “Phụ huynh có con nhỏ và giáo viên mầm non cần phải trang bị kiến thức về cách xử trí tai nạn sinh hoạt xảy ra tại nhà và trường học ở trẻ như: Té ngã, ngạt nước, sặc thức ăn, sặc sữa, bỏng,...
Khi thấy trẻ gặp nạn, người lớn cần bình tĩnh cấp cứu ngưng thở, ngưng tim tại hiện trường bằng cách hô hấp nhân tạo sau đó mới chuyển bé đến bệnh viện. Nếu không được sơ cứu kịp thời, trẻ rất dễ bị tử vong hoặc để lại di chứng não nặng nề về sau. |
Vân Sơn