1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tiêu chuẩn sức khoẻ lái tàu: Bỏ "ngực lép", khám tiết niệu

(Dân trí) - Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết, trên tinh thần phản biện các nội dung liên quan đến dự thảo sức khoẻ lái tàu, hai bên đường sắt, ban soạn thảo đã ngồi họp để đưa ra đánh giá.

Theo ông Quang, những tiêu chí gây tranh cãi như “ngực lép”, răng vẩu ban soạn thảo đều thống nhất bỏ, bởi dễ bị hiểu lầm ý nghĩa khác.

Riêng với tiêu chí khám đường tiết nhiệu đang bàn bạc giữ lại bởi tính chất lái tàu khác hoàn toàn với tài xế ô tô. Người lái tàu mắc bệnh về tiết niệu (chứ không phải sinh dục) không thể “bỗng dưng” dừng tàu khi liên tục có vấn đề về tiểu tiện.

Ông Quang cho biết thêm, hai bên đường sắt, ban soạn thảo đã họp bàn, so sánh tiêu chuẩn sức khoẻ giữa sức khoẻ lái xe đường dài và lái tàu cho thấy tương đối tương đồng, chỉ duy tiêu chí về khám đường tiết niệu ở sức khoẻ lái tàu là nên giữ lại.

“Tôi đề xuất lấy lại bộ tiêu chí sức khoẻ lái xe đường dài đã được báo chí phản biện rất nhiều từ năm 2015 áp cho tiêu chí lái tàu, có bổ sung thêm khám đường tiết niệu”, ông Quang nói.

Cụ thể, Hội đồng đã đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo Dự thảo (Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Cục Y tế (Bộ GTVT) áp dụng tiêu chuẩn sức khoẻ của người lái xe quy định tại Thông tư liên tịch số 24/2015/TTLT BYT-BGTVT ngày 21/8/2015. Tiêu chuẩn này được người lái xe, xã hội đã và đang áp dụng với tinh thần đồng thuận. Bên cạnh đó, Hội đồng đề nghị Bộ GTVT đề xuất các tiêu chuẩn đặc thù của lái tàu khác với lái ô tô để có quy định bổ sung.

Theo quy định trong Thông tư số 24 năm 2015 về bảng tiêu chuẩn sức khoẻ người lái xe sẽ bao gồm 9 chuyên khoa gồm: Tâm thần; Thần kinh; Mắt; Tai mũi họng; Tim mạch; Hô hấp; Cơ xương khớp; Nội tiết; Sử dụng chất có cồn, ma tuý và các chất hướng thần. Những quy định này đơn giản hơn nhiều so với Dự thảo Thông tư gây tranh cãi vừa qua.

Hồng Hải

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm