1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Thực hư viên thuốc chữa cả xoang và... trĩ

“Giấy chứng nhận” của viên thuốc ghi nó có tác dụng chữa tới... 30 bệnh cho cả nam, nữ, già, trẻ, từ bệnh xoang mũi đến bệnh... trĩ.

Vừa qua, tòa soạn nhận được thư phản ánh của ông Nguyễn Phước Biên, ở số 358, An Tràng, Trường Sơn, An Lão, Hải Phòng. Trong thư ông cho biết: Hiện nay, ở địa phương nơi ông sinh sống đang truyền nhau mua và sử dụng một loại thuốc viên bán trôi nổi.

 

Thư và mẫu thuốc.

Thư và mẫu thuốc.

Không thể tin được!

 

Mẫu thuốc mà ông Biên gửi đến tòa soạn có màu xám, dễ bẻ vụn, không có mùi đặc trưng. Tờ giấy kèm theo thuốc là giới thiệu sản phẩm, một mặt viết chữ theo ký tự của người Thái, một mặt viết tiếng Việt.

 

Mặt viết tiếng Việt ghi sai cả chính tả và nhiều lỗi đánh máy cẩu thả: "Thuốc thần tiên sức khoẻ nhãn hiệu sư tử lớn"... Thuốc này được đặc chế từ thuốc Bắc cộng thêm 27 loại cây thuốc thảo dược của Khmer, có rễ cây củ và vỏ cây, được tán thành bột mịn và có cả loại viên dạng bẹt và có hình sư tử... Công dụng chính: Chuyên trị bệnh đau đầu, xoang mũi, chóng mặt, hoa mắt, bệnh trĩ, đau lưng, nhức mỏi xương sống, đau bắp thịt, tức ngực, da thịt nóng không được mát... (gần 30 chứng bệnh, dùng cho cả nam - nữ, già - trẻ), địa chỉ nơi sản xuất thuốc không rõ.

  

Sau khi xem các mẫu sản phẩm, các chuyên gia khi được hỏi đều có ý kiến chung là: Không nên sử dụng sản phẩm này, kể cả khi trót uống thấy khỏi bệnh.

 

Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết, không có bài thuốc hay vị thuốc nào chữa được bách bệnh; Chỉ có bài thuốc hoặc vị thuốc chữa được một nhóm bệnh nào đó. Nhưng theo giới thiệu ở tờ giấy, thuốc này chữa được gần 30 bệnh từ đầu đến chân, từ đau đầu đến bệnh trĩ... Hơn nữa, thuốc lại không ghi rõ thành phần (vi phạm quy định của ngành y tế), là thuốc không rõ nguồn gốc, vì vậy, người dân không nên sử dụng.

 

Rất có thể trộn tân dược

GS Phạm Xuân Sinh đang xem hướng dẫn sử dụng thuốc.
GS Phạm Xuân Sinh đang xem hướng dẫn sử dụng thuốc.

 

Theo GS Phạm Xuân Sinh, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dược cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội, về nguyên tắc, trên bao bì thuốc phải có tên vị thuốc, thành phần, liều dùng, cách sử dụng. Nói "chế từ thuốc Bắc" thì phải ghi rõ là thuốc gì, "27 cây thuốc thảo dược" là cây gì (cho tên khoa học). Người dân khi được tặng, biếu hay trót mua thuốc này không nên sử dụng, kể cả uống vào thấy đỡ bệnh, bởi lẽ, không thể đảm bảo người ta có trộn thuốc Tây vào không.

 

Đã có trường hợp tiếng là thuốc thảo dược nhưng người ta trộn Paracetamol và Coticoid vào, vậy là chữa được bách bệnh (đau đầu, đau xoang đều thấy đỡ vì có paracetamol; đau lưng, đau xương khớp thấy đỡ vì có coticoid...). Nhưng Paracetamol lại gây hại gan, Coticoid lại gây hại thận và lâu dài dễ gây mắc tiểu đường.

 

Theo Hoài Hương

Kiến thức

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm