1. Dòng sự kiện:
  2. Công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc tập thể

Thông tin 10 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản ở Sơn La tử vong là không chính xác

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng cục y tế Dự phòng (Bộ y tế) đã khẳng định như vậy sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin có 10 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản ở tỉnh Sơn La bị tử vong.

Trẻ mắc bệnh viêm não đang được điều trị (ảnh MH)
Trẻ mắc bệnh viêm não đang được điều trị (ảnh MH)

Theo ông Phu, vũêm não do vi rút có rất nhiều nguyên nhân, trong đó viêm não Nhật Bản chỉ là một nguyên nhân. Hiện viêm não do vi rút, nhất là viêm não Nhật Bản xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Bắc, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc.

Hiện ở Sơn LaĠcũng có một số ca mắc viêm não nằm rải rác ở các huyện, trong đó có viêm não Nhật Bản.

“Tuy nhiên, nếu nói ở Sơn La có đến 10 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản bị tử vong, tôi xin khẳng định là không có", ông Phu khẳng định.

Ċ

Vậy thông tin trên là trên là bịa đặt?

Cơ quan truyền thông nào đưa con số trên, chúng tôi sẽ yêu cầu đính chính lại. Cả nước tử vong do viêm não Nhật Bản còn chưa tới con số đó.

Hiện nay đãĠcó những trường hợp tử vong do viêm não Nhật Bản, nhưng tôi mới đi công tác ở Thái Lan về chưa kịp cập nhật con số chính xác đến thời điểm này có bao nhiêu trường hợp tử vong do viêm não Nhật Bản.

Thưa ông, tại sao các tỉnh khu Ŷực phía Bắc lại xuất hiện nhiều trường hợp mắc viêm não Nhật Bản?

Muỗi trung gian gây viêm não Nhật Bản là muỗi Culex tritaeniorhynchus thường đẻ ở những ruộng lúa nước. Sau đó, muỗi này mới đốt vào chim, heo, bò và một số động Ŷật khác, và từ heo, bò muỗi này truyền sang người.

Và ở khu vực phía Bắc, nhất là các tỉnh miền núi có tập quán nuôi trâu, bò, heo ở trong nhà, và cũng là nơi có nhiều ruộng lúa nước nên rất thích hợp cho việc lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản.

Bên cạnh đó, muỗi Culex tritaeniorhynchus lưu hành ở khu vực các tỉnh phía Bắc nhiều hơn do yếu tố về thời tiết, nhiệt độ, khí hậu phù hợp... Do đó, người dân ở các tỉnh phía Bắc có tỷ lệ mắc viêm não Nhật Bản cao hơn ở phía Nam.

Theo ông, điều khó khăn nhất hiện nay trong công tác phòng, chống bệnh viêm não Nhật Bản là gì?

Đối với bệnh viêm não Ŏhật Bản, việc phòng chống muỗi hiện nay là rất khó.

Muỗi truyền bệnh viêm não Nhật Bản là muỗi đẻ ở ruộng lúa nước, rất khó để có thể không cho muỗi này phát sinh, chỉ có không trồng lúa nước thì mới không phát sinh muỗi này. Điều Ċnày là không thể.

Việc quan trọng nhất lúc này là người dân phải thực hiện tiêm ngừa vắc xin viêm não Nhật Bản, và thực hiện theo những khuyến cáo của Cục y tế dự phòng về phòng chống bệnh viêm não Nhật Bản.

Ŏhưng hiện nay việc tiêm chủng mở rộng đối với vắc xin viêm não Nhật Bản chỉ thực hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, còn trẻ trên 5 tuổi thì chưa?

Ở Việt Nam, phần lớn người mắc viêm não Nhật Bản thường từ 15 tuổi trở xuống. Do đó, những tŲẻ dưới 15 tuổi chưa tiêm vắc xin viêm não Nhật Bản cần phải đi tiêm.

Hiện nay, vắc xin viêm não Nhật Bản được tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng chỉ mới thực hiện ở trẻ dưới 5 tuổi, còn những trẻ trên 5 tuổi phải tự đi tiêm,Ġtheo hình thức tiêm dịch vụ, chỉ tiêm đến 15 tuổi là thôi, không cần thiết phải tiêm nữa.

Vậy ông nhân định như thế nào về tình hình bệnh viêm não Nhật Bản hiện nay?

Bệnh viêm não Nhật Bản bắt đầu tăng Ŵừ tháng 6, tháng 7 và đến tháng 8 trở đi thì bắt đầu giảm dần.

Thường tháng 6 và tháng 7 là mùa hoa quả chín,chim kéo về nhiều, đây là nguồn của vi rút gây viêm não Nhật Bản. Trong khi đó, từ tháng 8 trở đi là thời điểm gặt lúa ở Ůhiều nơi. Chính việc gặt lúa này, khiến cho muỗi lây truyền bệnh viêm não Nhật Bản không có chỗ đẻ trứng, giảm số lượng muỗi. Do đó, hiện nay bệnh viêm não Nhật bản đang có xu hướng giảm.

Cảm ơn ông.

Theo Hồ Quang

Một thế giới