1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Thế hệ “gà công nghiệp”: Hãy để trẻ được “sống”

Hình ảnh những đứa trẻ “gánh” sách vở trên vai, lúc nào cũng trong tư thế “trực chiến” để học, học và học, cùng với đó là tuổi thơ của các em vô hình trung bị bố mẹ “đánh cắp”, nhiều đứa trẻ trở thành những chú gà công nghiệp, thiếu kỹ năng sống và ỉ lại tất cả vào cha mẹ.<br><a href='http://dantri.com.vn/suc-khoe/nuoi-con-kieu-nhoi-vit-945693.htm'><b>&nbsp;>>&nbsp;Nuôi con kiểu "Nhồi vịt"</b></a>

Tuổi thơ bị đánh cắp

Không chỉ “nhồi” ăn để cân nặng của con “đạt chuẩn”, mũm mĩm mà mọi cái bố mẹ đều muốn con mình phải “hơn bè hơn bạn”. Chính vì thế, ngay từ trong bữa ăn, giấcĠngủ hay việc học hành cũng như vui chơi của con cũng “bị” bố mẹ kèm thật chặt.

Theo một điều tra cho thấy, phần lớn trẻ bị nhốt trong nhà hoặc chỉ được chơi loanh quanh ngoài ngõ. Không những vậy, các phụ huynh cũng ra sức ngăn cấmĠbọn trẻ được chơi những trò chơi mà họ cho rằng sẽ có nguy cơ gây thương tích cho cục cưng của mình, kể cả các trò trốn tìm, đuổi bắt, thậm chí chỉ đơn giản là chạy nhảy đùa nghịch cũng không được vì sợ trẻ… ngã! Nguyên nhân là vì các bậc cha mẹ dường Ůhư không bao giờ yên tâm về con cái. Họ luôn lo ngại rằng, nếu thoát khỏi vòng tay bao bọc của mình, những đứa trẻ chỉ sơ sẩy chút là sẽ bị ngã đau, xây xát hoặc bị nếu không nói là chủ quan còn bị bắt cóc… Vì vậy cách tốt nhất để họ bảo vệ con chính lǠ nhốt chúng trong nhà và chăm lo từng li từng tí.

Thế hệ “gǠ công nghiệp”: Hãy để trẻ được “sống”

Chị Huyền Trang (Hà Đông), con vào học lớp mẫu giáo lớn rồi mà sáng nào cũng phải dậy sớm để ninh cháo và cho vào cặp lồng để cậu con trai mang đến lớp ăn. Chị nói: “Cho đến giờ cháu vẫnč ăn cháo, không ăn được cơm vì ăn lâu quá, vài tiếng mới xong bữa cơm mà ăn có chút gì to hơn hạt gạo là lại trớ ra hết nên tôi vẫn phải cho cháu ăn cháo”.

Theo chị, do hồi nhỏ con ăn bột hay nôn trớ nên chị toàn phải để đến khi conĠngủ mới dám cho ăn, ngay cả bột mặn, chị cũng xay loãng, cho vào bình và đợi khi con ngủ mới cho con bú bình như ăn sữa. Đến tuổi tập ăn thì hơi gợn một chút là nôn ra nên bố mẹ đi đâu cũng ngại không dám cho con thử các thức ăn khác ngoài cháo, cho nên đến giờ bé nhà chị tuy 4 tuổi vẫn không ăn được đồ thô và mọi thứ đều phải xay nhuyễn. Không những thế, bé Duy nhà chị cũng không tự xúc đồ ăn cho mình và rất nhút nhát không dám chơi các trò chơi ở trường. Mỗi khi trời mưa hay trở trời là chị Trang lại cho con nghỉ học vì sợ dính hạt mưa sẽ làm con ốm.

Chị Mỹ Linh (Trung Hòa, Nhân Chính, Hà Nội) có cô con gái tên là Mỹ Lan, bé rất xinh, tuy nhiên dù đã bước vào lớp 1 nhưng bé rất nhút nhát. Đến mức cô giáo luôn luôn phải nói với chị Linh rằng, phải rèn cho cháu thế nào chứ nếu không cháu sẽ bị tự kỷ bởi trong khi các bé khác chạy nhảy nô đùa ngoài sân trường thì bé Mỹ Lan thường chỉ lủi thủi ở trong lᷛp. Thậm chí có cô bạn ngồi bàn dưới bắt chuyện lên nhưng Lan cũng quay đi, ngại ngùng không đáp lại. Thế là dù hết lớp 1 Lan vẫn chỉ trong… “vỏ ốc”. Chị Linh lo lắm, chị kể: “Lần nào đưa con đến nhà bạn bè chơi, bé cũng hấp háy mắt và một mực trốn sau Ŭưng mẹ. Chị phải nhắc mãi, bé mới lí nhí chào hỏi. Khuyên con đủ điều nhưng bé vẫn không thay đổi”. Mặc dù chị biết nguyên nhân khiến bé Lan trở nên nhút nhát, khó hòa đồng với môi trường xung quanh là do trước đây chị bao bọc con quá kỹ.

Là một cặp vợ chồng hiếm muộn, sau 5 năm kết hôn, chị Nguyễn Hồng Trang (Đội Cấn, Hà Nội) mới có con đầu lòng. Cháu trai chào đời trong sự hân hoan của gia đình hai bên. Chính vì thế, cậu bé được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” từ nhỏ cŨo đến lớn. Đến tuổi tập đi, chị vẫn ẵm trên tay. Đơn giản chỉ vì chị sợ con trai cưng té ngã. Chị cũng hạn chế cho bé chơi với trẻ hàng xóm vì sợ con mình bị chúng bắt nạt.

Sống trong vòng “bao bọc” quá “kín kẽ” của ông bà, bố mẹ nǪn dù đã 15 tuổi, cậu vẫn chẳng phải “động tay” làm bất cứ việc gì. Đi học có mẹ đưa đón. Lên cấp 3, cậu cũng chỉ biết mỗi đường đi từ nhà đến trường. Quần áo cũng mẹ mua, mẹ giặt là, đi cắt tóc cũng mẹ dẫn đi. Bất kể việc gì cậu cũng “gọi mẹ”. Đi lạc đường, cậu gọi điện về nhà “cầu cứu” mẹ.

Như gia đình anh Hòa (Hoàng Mai, Hà Nội) là một điển hình. Mỗi sáng vợ anh phải dậy thật sớm để đi chợ và nấu ăn sáng tại nhà cho anh và các con, sau khi chị nấu xong, gọi như “hò đò” cô con ŧái 18 tuổi và một cậu con trai 8 tuổi mới oằn oài trên giường dậy chuẩn bị ăn sáng rồi đi học. Chăn gối như thế nào để nguyên thế, chị luôn “theo đít” con để dọn dẹp.

Đừng “khóa” đời con

Việc bao bọc trẻ Ŵrong bốn bức tường thực chất là đang gây hại cho sự phát triển của trẻ, khiến trẻ không có cơ hội học hỏi, khám phá cuộc sống và rèn luyện bản thân. Trẻ càng được bao bọc khi nhỏ, thì khi lớn lên, chúng càng gặp khó khăn và thất bại khi phải đối mặt vᷛi những rắc rối, thử thách của cuộc sống.

Theo TS Giáo dục học Nguyễn Thụy Anh: “Đứa trẻ từ khi mới được sinh ra đã bắt đầu học kỹ năng như: thở, nhìn, nghe, dùng tay nắm bắt, cách tự phục vụ bản thân, kỹ năng ứng xử, kỹ năng đối pŨó với nhiều tình huống trong cuộc sống... Nếu thiếu nhiều kỹ năng đơn giản để sống sót thì một người thông minh, học giỏi bỗng nhiên thuộc vào nhóm nguy cơ cao rơi vào trầm cảm, không điều chỉnh được tâm lý của mình hoặc rơi vào hoàn cảnh nợ nần, lô đềĬ cầm đồ... Nếu đến lúc việc đã rồi mới tá hỏa thì quá muộn”.

Theo chuyên gia này, hiện nay tồn tại thực tế, nhiều phụ huynh vô tình ngăn cản việc học kỹ năng của trẻ bằng cách làm thay cho con quá nhiều việc. Trẻ có ăn chậm, rơi vãũ lung tung đó cũng là một cách giúp trẻ trải nghiệm. Vì thế, nếu cha mẹ làm thay con là đã tước đi của con cơ hội tự chăm lo cho bản thân. “Một bộ phận giới trẻ có biểu hiện sống ích kỷ, thiếu quan tâm đến người khác cũng là điều dễ hiểu. Chính vì vậy,Ġcác bậc cha mẹ cần quan tâm, giáo dục, xây dựng cho con mình các kỹ năng sống một cách sâu sắc, biết quan tâm đến mọi người trong cả suy nghĩ và hành động”, TS Anh nói.

Thực tế, nhiều cha mẹ cho rằng không cần thiết phải dạy kỹ năng sống cho con bởi mỗi người sinh ra đều tự học theo bản năng sinh tồn. Cũng vì thế, họ chỉ chú tâm dạy con kiến thức với mục tiêu cuối cùng là đỗ đạt, điểm cao để rồi khi trẻ lớn lại mất nhiều tiền cho con đi học những kỹ năng để sống.

“Bây giờ như một cái mốt, người người, nhà nhà, trường trường… đều nhắc đến cụm từ “kỹ năng sống” như một khái niệm đẹp đẽ, thần kỳ, đem lại cho trẻ những điều hay ho. Thế Ůhưng, cha mẹ đang bỏ tiền ra mua những kỹ năng sống cho con mà đáng lẽ ra nếu quan tâm mình đã có thể tự dạy con từ khi còn nhỏ”, TS Thụy Anh lý giải.

Rất nhiều trường hợp các cha mẹ khi có con lớn đến tìm lời khuyên của chị khi coŮ đã trong tình trạng “chây ì” bởi sự bao bọc của cha mẹ. Nhưng chị cũng chỉ có thể tư vấn để họ dần dần “dạy” lại cho con những bước mà chúng đã bị bố mẹ bỏ qua. Có trường hợp một cô gái 26 tuổi khi được chị tư vấn và nói chuyện thì mọi câu trả lời củaĠcô đều là “do mẹ em muốn vậy” và đến tuổi lập gia đình cô cũng trả lời như thế.

An toàn là một điều cần thiết, nhưng không phải càng an toàn càng tốt. Bởi vậy, cha mẹ không nên yêu cầu con chơi đùa một cách… quá an toàn. Hãy khuyếnĠkhích trẻ tham gia những trò chơi mang tính mạo hiểm một chút, để chúng có cơ hội được cọ xát, thử sức mình, nâng cao sức bền và tính kiên cường. Bạn đừng nên chỉ nhìn vào những vết thâm tím hay xây xát mà cần thấy được trẻ học được gì qua những lần như thế. Dũng cảm để trẻ đối mặt với rủi ro, cha mẹ sẽ giúp con có khả năng tự đứng dậy và trưởng thành hơn rất nhiều

Theo Phan Linh

Petrotimes

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm