Tàn phế vì chủ quan, tự điều trị bệnh khớp
(Dân trí) - Không ít người cho rằng đau nhức chân tay, đau mỏi mình mẩy… chỉ là triệu chứng nhỏ có thể tự mua thuốc điều trị mà không cần đi khám. Và hậu quả của sự thờ ơ, chủ quan hoặc điều trị không đúng cách này là nguy cơ bị tàn phế suốt đời.<br><a href='http://giaoluu.dantri.com.vn/Public/126/dang-ky-phong-van.html'><b> >> Xin mời đặt câu hỏi tại đây</b></a>
Suýt mất tay vì tự chữa
Khoa Chấn thương chỉnh hình (bệnh viện Việt Đức, Hà Nội) đã tiếp nhận một ca cấp cứu - bà Lò Thị B., 61 tuổi (Lai Châu) - nhập viện trong tình trạng bàn tay phải sưng phù, tím đen, các ngón tay mất cảm giác, không cử động được.
Theo lời kể của bệnh nhân, một tháng trước khi nhập viện, bà B. có biểu hiện bị đau các khớp bàn tay. Lúc đầu chủ quan, bà B chỉ sức dầu tự xoa bóp. Mãi đến khi các triệu chứng đau tăng, các ngón tay không cử động được, bà B mới tìm đến một thầy thuốc về hưu ở địa phương để tiêm thuốc. Sau khi tiêm, cánh tay bà B. đau dữ dội và tiếp tục được bác sĩ tiêm thêm 4 mũi giảm đau. Sau đó, cánh tay đau đớn quá mức, bệnh nhân đã phải về Hà Nội điều trị. Sau một tuần điều trị, tay bệnh nhân đã bớt sưng nề, các mảng da tím đen thu hẹp, có dấu hiệu sống lại, nhưng vẫn có nguy cơ phải cắt bỏ một số đốt ngón tay.
Các bác sĩ khuyến cáo: Nếu điều trị không đúng cách bệnh viêm khớp như dùng thuốc không điều độ, không đúng cách; không đủ lộ trình… rất có thể dẫn đến các hậu quả như bị cứng các khớp, ngón tay co quắp lại, không cầm nắm được, tay không thể giơ lên cao, ngón chân bị trẹo ra ngoài, rất đau đớn... Tình trạng này nếu kéo dài sẽ dẫn đến tàn phế.
Chẩn đoán và tư vấn đúng lúc: Công thức luôn đúng để sống khỏe
PGS. TS. Bác sỹ Lê Lương Đống, Nguyên Phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cho biết: Hiện có hơn 100 loại bệnh khớp khác nhau với biểu hiện ban đầu rất dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm mạo, sốt xuất huyết. Do đó, nhiều bệnh nhân khi đến viện thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3…
Nếu bị tái diễn nhiều đợt, xương khớp thoái hóa nhanh hơn, nặng hơn như gối, cột sống cổ, thắt lưng, đau lưng kèm đau lan xuống chân theo đường đi của dây thần kinh tọa, đi lại khó khăn… làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, giảm khả năng lao động.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đều đồng ý rằng, không có chứng bệnh nào là thực sự trầm kha (tức bệnh nghiêm trọng kéo dài, khó chữa) mà chỉ do phát hiện bệnh trễ. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm bệnh và được tư vấn y tế đúng lúc sẽ không chỉ cho người bệnh cơ hội sống khỏe mà còn giúp các bác sĩ có giải pháp chữa trị hiệu quả.
Vào 14h00 thứ Tư, ngày 26/03/2014, báo điện tử Dantri tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến với chủ đề: “Bệnh khớp – cách phòng và điều trị hiệu quả” với sự tham gia của hai chuyên gia đầu ngành về Xương khớp:- PGS.TS - Phó Giám đốc Học Viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam; Viện trưởng Viện nghiên cứu YHCT Tuệ Tĩnh - Bác sỹ Lê Lương Đống.
- Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Mai Hồng – Trưởng khoa Cơ Xương Khớp bệnh viện Bạch Mai.
Ngay từ bây giờ, bạn có thể gửi câu hỏi tại đây