1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Tạm dừng thử nghiệm vắc xin Ebola để kiểm tra

(Dân trí) - Một thử nghiệm lâm sàng về vắc xin Ebola của Merck và NewLink đã phải tạm dừng ở tất cả 59 người tình nguyện sớm trước một tuần sau khi 4 bệnh nhân than phiền là bị đau khớp ở bàn tay và bàn chân, Bệnh viện đại học Geneva cho biết ngày hôm qua.

“Tất cả các bệnh nhân đều ổn và được nhóm nghiên cứu theo dõi thường xuyên”, thông báo nêu rõ.

Các thử nghiệm về độ an toàn trên người dự kiến sẽ tiếp tục từ ngày 5/1 trên 15 người tình nguyện để đảm bảo rằng triệu chứng đau khớp là “lành tính và nhất thời”.

Một mũi hay hai?
Nhiều câu hỏi trong cuộc đua phát triển vắc xin Ebola
Một mũi hay hai? Nhiều câu hỏi trong cuộc đua phát triển vắc xin Ebola

Các nhà khoa học trong cuộc đua phát triển vắc xin chống Ebola đang cố gắng xác định xem liệu vắc xin có hiệu quả tốt nhất khi tiêm một mũi hay hai, một tính toán có thể quyết định hiệu quả và mức độ nhanh chóng của chương trình tiêm chủng.

Việc tiêm 2 mũi vắc xin nối tiếp nhau gần như chắc chắn sẽ cho tác dụng bảo vệ mạnh hơn là tiêm một mũi. Nhưng nó cũng sẽ khiến cho việc tiêm chủng diện rộng trở nên phức tạp hơn ở các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Guinea, Liberia và Sierra Leone, nơi hệ thống y tế yếu ớt đã gần như sụp đổ dưới gánh nặng của dịch bệnh.

Với sự gia tăng của dịch bệnh theo cấp số nhân trong suốt năm 2014, trọng tâm ban đầu là phát triển vắc xin tiêm một mũi có thể thử nghiệm và sử dụng càng nhanh càng tốt.

Tuy hiên, hiện nay khi tốc độ lây lan của bệnh đã chậm lại rõ rệt ở Liberia, có sự tranh cãi về một chương trình vắc xin 2 mũi sẽ cho tác dụng bảo vệ lớn hơn, cho dù nó có thể mất thời gian lâu hơn và khó thực hiện hơn.

“Giờ đây người ta nói ngày càng nhiều về việc có thể làm gì để kéo dài tác dụng bảo vệ của vắc xin”, Ripley Ballou, chủ nhiệm nghiên cứu Ebola ở GlaxoSmithKline, một trong những vắc xin dự tuyển hàng đầu cho biết.

Ông vẫn hi vọng vắc xin một liều duy nhất sẽ được sử dụng trong vụ dịch này, nhưng cũng thấy cần đánh giá phương án “mũi đầu – mũi nhắc”, bao gồm mũi đầy để kích thích hệ miễn dịch, tiếp theo là mũi nhắc lại sau vài tuần.

Các cơ quan y tế ở London và Washington, cũng như các tổ chức phi lợi nhuận như Wellcome Trust tài trợ cho các thử nghiệm lâm sàng cũng đang hợp tác chặt chẽ để tìm ra phương án tốt nhất. "Chúng tôi đang cố gắng quyết định xem nên đổ tiền vào đâu là tốt nhất”, một cố vấn cấp cao của chính phủ cho biết.

Một thử nghiệm lớn ở Liberia, bao gồm tới 30.000 người, sẽ kiểm tra vắc xin của GSK tiêm một mũi duy nhất, vắc xin đối thủ từ NewLink và Merck, và giả dược.

Mặc dù dịch Ebola diễn biến chậm lại ở Liberia rõ ràng là một tin tốt, song nó cũng có nghĩa là thử nghiệm có thể không gặp đủ số ca bệnh mới để chứng minh lợi ích của vắc xin.

Cẩm Tú

Theo Asiaone

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm