Tại sao chúng ta bị thực phẩm ngọt béo cám dỗ?

(Dân trí) - Tại sao chúng ta thèm ăn các thực phẩm có đường hoặc chất béo, những món ăn nhanh mà không lựa chọn những món ăn tốt cho sức khỏe như táo chẳng hạn. Phải chăng chúng ta bị các thực phẩm này cám dỗ? Hãy cùng hỏi các chuyên gia nhé...

 

Tại sao chúng ta bị thực phẩm ngọt béo cám dỗ? - 1


 

Sự tiến hóa của thèm muốn

 

Các chuyên gia tin rằng thèm thuồng có rất nhiều lý do tác động. Chúng được quy là do các yếu tố tâm lý như sự căng thẳng và không thoải mái… và đôi khi là do chính nhu cầu đối với các thực phẩm đó.

 

“Điều quan trọng cần nhớ là thèm thực phẩm nào đó không chỉ đơn giản là đói”, GS Andrew Hill, Trưởng đơn vị học thuật về tâm thần học và khoa học hành vi tại Đại học Leeds, cho biết.

 

Đói là cách cơ thể phản ánh rằng nó đâng rất cần cung cấp năng lượng, dưới dạng các chất dinh dưỡng từ thực phẩm. Khi dạ dày trống rỗng, nó sẽ giải phóng các hooc-môn ghrelin mà sẽ kết nối với trung tâm chỉ huy của bộ não, vùng dưới đồi và tạo ra cảm giác đói và đó cũng là cách để biết khi nào chúng ta cần ăn.

 

Sự no nê được đánh dấu bằng sự tăng tiết hooc-môn leptin của các tế bào chất béo và insulin từ tuyến tụy là nhằm phản ứng với sự tăng đường huyết.

 

Tuy nhiên, thèm muốn lại có cơ chế phức tạp hơn.  

 

“Những người đang đói ngấu sẽ ăn bất cứ thứ gì, dù là thực phẩm họ không thích, chỉ để tồn tại. Còn thèm ăn lại là một vấn đề khác, là cảm giác bao trùm muốn ăn 1 loại thực phẩm nhất định. Có một lượng hoạt chất trong não liên quan với điều này”, TS tâm lý Leigh Gibson, ĐH Roehampton, cho biết.

 

Đầu tiên, đó là dopamine, một chất hóa học của não có liên quan tới học tập và tập trung. Khi chúng ta nhìn thấy hoặc trải nghiệm một cái gì đó mới, dopamin sẽ được giải phóng trong não. Song song với đó là hoạt chất opioid tăng tiết. Hoạt chất này tạo cho chúng ta cảm giác thích thú và vui vẻ. Sự kết hợp của hai yếu tố này có nghĩa là não bộ liên kết nhất định với các hoạt động mang lại nềm vui và nó nhắc nhở chúng ta lặp đi lặp lại điều này.

 

Như vậy từ một điểm tiến hóa, thèm thức ăn nhanh liên quan với thời kỳ khởi điểm khi mà opioid và dopamine trong não phản ứng với những lợi ích của thực phẩm giàu calo như là một cơ chế sinh tồn.

 

Chúng ta đã được lập chương trình để hào hứng với các loại thức ăn ngậy béo và ngọt ngào và não bộ chỉ đạo chúng ta tìm kiếm chúng.

 

Ngày nay, chúng ta vẫn có những phản ứng hóa học đó với các thực phẩm siêu ngon miệng, và dẫn tới cảm giác thèm thuồng, mặc dù nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể không đòi hỏi.

 

Tâm trạng đóng vai trò ra sao?

 

Một yếu tố khác dẫn tới thèm thực phẩm ngậy béo và ngọt là căng thẳng.

 

“Cơ thể sản xuất hooc-môn cortisol để đáp ứng với căng thẳng xuất hiện. Chức năng chính của nó là làm tăng đường huyết để sử dụng chúng như một năng lượng của các tế bào trong cơ thể, ức chế hệ miễn dịch và hỗ trợ chuyển dưỡng chất béo, protein và cacbon-hydrate. Nó cũng ngăn sự xuất hiện của leptin và insulin, làm gia tăng cảm giác đói”, TS Gibson giải thích.

 

Đây là lý do tại sao các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi chúng ta stress, chúng ta thường sẽ bị các thực phẩm giàu năng lượng như bánh và kẹo “hút hồn”. Căng thẳng trong những tình huống nguy hiểm thường đồng nghĩa với việc sử dụng nhiều năng lượng. Căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày cũng có ảnh hưởng tương tự, mặc dù ít đốt cháy calo hơn.

 

Tại sao chúng ta bị thực phẩm ngọt béo cám dỗ? - 2


Tiếp đó là các yếu tố tâm lý gây thèm thuồng. Cảm xúc, đặc biệt là những xúc cảm tiêu cực là một bối cảnh chi phối mạnh. Chúng ta sẽ thấy thèm ăn. Mô hình này được thiết lập từ thời thơ ấu, khi cha mẹ cho chúng ta ăn những thực phẩm ngọt để thể hiện tình yêu hay phần thưởng.

 

Chuyên gia dinh dưỡng Anna Raymond, Hiệp hội Dinh dưỡng Anh, cũng cho rằng: “Thèm thuồng là một nhu cầu tâm lý đối với các thực phẩm giàu chất béo và đường mà thường có hương vị dễ chịu, nhưng tất nhiên nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong chế độ ăn hằng ngày.

 

TS Gibson chỉ ra rằng thực phẩm ngọt có thể giúp giảm đau bằng cách tăng tiết opioid, đó là lý do vì sao chúng ta thường cho trẻ bị đau một vài cái kẹo ngọt.

 

 Các nhà nghiên cứu tại ĐH Michigan phát hiện ra rằng sô-cô-la làm cho não bộ giải phóng các chất tạo cảm giác phơi phới.

 

Không có gì ngạc nhiên khi hơn 50% báo cáo về việc thèm 1 thực phẩm nào đó là sô-cô-la và hầu hết những thực phẩm khác đều là những thực phẩm tạo ra sự ngon miệng như kẹo hay bánh quy.

 

“Sô-cô-la tan chảy ở nhiệt độ cơ thể người sẽ tạo ra một cảm giác dễ chịu và chất béo và ngọt trong đó làm tăng thêm sự hấp dẫn của nó”, GSà đường tăng thêm sự hấp dẫn cảm giác,GS Hill giải thích.

 

Giới tính có thể ảnh hưởng đến sự thèm thuồng tự nhiên. Theo GS Hill, nhiều nghiên cứu cho thấy những phụ nữ thèm ăn các thực phẩm ngọt, béo và cao năng lượng; còn nam giới thường thèm ăn mặn. Và hiện các nhà khoa học chưa biết tại sao lại có điều này.

 

Uyên Phương

TheoMP