Tái hôn có lợi cho sức khỏe

(Dân trí) - Các nhà khoa học tại Hiệp hội Y học Hoa Kỳ khi điều tra về số người sống lâu đã phát hiện rằng: một trong các nguyên nhân chủ yếu đế sống lâu là sau khi vợ hoặc chồng qua đời, người còn sống đã tái hôn.

Ở Trung Quốc, theo số liệu điều tra dân số năm 1982, có hơn 3.700 cụ tròn  trăm tuổi, trong đó có hơn 500 cặp vợ chồng. Ở Nhật Bản có một cụ lão nông dân thọ 194 tuổi, vợ cụ 173 tuổi. Vì sao vậy?

           

Tư liệu điều tra chứng tỏ rằng cuộc sống độc thân đẩy nhanh sự lão suy. Người sống độc thân thường có tâm trạng tiêu cực, chức năng nội tiết trong cơ thể rối loạn, chức  năng các tạng phủ dễ mất cân bằng, rất dễ bị các bệnh như huyết áp cao, tim mạch, viêm loét dạ dày, ung thư…nên khó thọ.

           

Một số cụ ông trong sinh hoạt hàng ngày đều do bà vợ săn sóc nên không biết nấu ăn, mùa đông chẳng biết áo ấm để đâu. Khi vợ qua đời, các cụ không thể tự lo liệu cho sinh hoạt của mình. Con cái còn bận học tập, công tác hoặc nuôi dạy con cái, lo việc gia đình, ít để ý săn sóc người già. Người già do đó cảm thấy cô đơn, càng hay nhớ người đã khuất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, thậm chí đẩy nhanh tới chỗ chết. Các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội Người cao tuối Mỹ thống kê những cụ ông không biết lo liệu cho sinh hoạt của mình từ sau khi vợ chết, trong vòng 3 năm số cụ ông từ giã cõi đời chiếm 60 - 70%.

 

Theo góc độ khoa học, người già sau khi bạn đời chết mà tái hôn thì có lợi cho sức khỏe. Tục ngữ có câu “Thiếu niên phu thê lai lão bạn” (Vợ chồng lấy nhau hồi trẻ, đến già vẫn thắm thiết như đôi bạn). Đặc biệt những người già từng trải qua cuộc đời sóng gió, khi mất vợ rất cần tái hôn để chữa trị vết thương lòng. Người già tái hôn, hai vợ chồng quan tâm, chăm sóc, động viên, an ủi nhau, tâm tình vui vẻ, quên dần nỗi đau mất mát và có thêm sức mạnh tinh thần.

 

Thu Hoài - Phúc Lưu