Tai hại: nhầm lẫn đột quỵ và trúng gió

Rất nhiều người lầm tưởng cứ chóng mặt, đau đầu, xây xẩm là trúng gió, chỉ cần đánh cảm hoặc cạo gió là khỏi. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Do đó, nếu không biết phân biệt và xử lý đúng cách, người bệnh có nguy cơ bị liệt, rối loạn ngôn ngữ, hôn mê, sống thực vật, thậm chí tử vong.

Cách phân biệt trúng gió và đột quỵ

Trúng gió (trúng phong) còn gọi là cảm, thường xảy ra khi thời tiết giao mùa, mưa nắng thất thường, gió, lạnh, sương, nước… tác động vào cơ thể một cách đột ngột. Bất cứ ai cũng có thể bị trúng gió, nhất là những người có sức đề kháng yếu, suy nhược, làm việc quá sức, say rượu, người có tiền sử hạ đường huyết, hạ huyết áp, huyết áp không ổn định…

Trúng gió xuất hiện thường có nguyên nhân là do hệ thần kinh đối giao cảm hoạt động quá mức, tim đập chậm lại, mạch máu giãn nở ra, huyết áp hạ xuống.


Đừng nhầm lẫn đột quỵ là trúng gió

Đừng nhầm lẫn đột quỵ là trúng gió

Biểu hiện của người bị trúng gió là bề ngoài người đang bình thường đột nhiên chóng mặt, choáng váng. Biểu hiện rõ rệt nhất của trúng gió là ớn lạnh ở gáy, sống lưng, tay, chân, có khi kèm nhức đầu, chóng mặt, chảy nước mũi, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy.

Tuy nhiên, Theo GS. TS Nguyễn Văn Thông – Chủ tịch hội Đột quỵ Việt Nam, nếu người bệnh có kèm theo các dấu hiệu sau, thì có thể người đó đã bị đột quỵ, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng cấp cứu và điều trị đột quỵ càng sớm càng tốt:

– Đột ngột hôn mê hoặc lú lẫn, rối loạn nhận thức, mất ý thức, mất thăng bằng.

– Đột ngột nói khó hoặc nói ngọng, méo mồm, lĩnh hội khó khăn.

– Rối loạn thị giác ở một hoặc hai mắt như: tối mắt, mờ mắt, nhìn đôi, mù mắt.

– Tê, yếu hoặc liệt mặt, tay và chân, thường bị ở một bên của cơ thể.

– Đi không vững, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp vận động.

– Đau đầu dữ dội.

- Trúng gió trên bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp

Thực tế cho thấy, rất nhiều người tăng huyết áp bị đột quỵ nhưng lại hiểu lầm là trúng gió, dẫn đến xử lý sai, để lại hậu quả rất nặng nề. Có đến 92% trong số những người sống sót qua cơn đột quỵ mắc di chứng về vận động. Nguy hiểm hơn, gần 1/3 trong số họ gặp hậu quả rất nặng như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, đại tiểu tiện không thể tự chủ, hôn mê, sống đời sống thực vật…

80% nguyên nhân dẫn đến đột quỵ là do huyết áp tăng cao

Có hai loại đột quỵ não là đột quỵ chảy máu não và đột quỵ thiếu máu do tắc mạch não. Khi huyết áp tăng cao, các mạch máu luôn phải chịu áp lực lớn nên dễ bị rạn nứt, tổn thương, lâu dần dẫn đến xơ vữa tại thành mạch, tạo cơ hội thuận lợi cho các cục máu đông hình thành. Các cục máu đông di chuyển trong lòng mạch, sẽ gây bít tắc ở các mạch máu nhỏ, làm ngưng trệ dòng máu, gây nên nhồi máu não.

Mặt khác, huyết áp tăng cao đột ngột cũng có thể khiến mạch máu trong não căng lên, và vỡ ra, gây ra đột quỵ chảy máu não.

Phòng chống đột quỵ bằng cách nào?

Biện pháp tối ưu để phòng ngừa và điều trị đột quỵ là kiểm soát huyết áp ổn định ở ngưỡng an toàn (≤ 130/85mmHg).

Đặc biệt, cần có biện pháp dự phòng ngay khi phát hiện bị tăng huyết áp bằng cách thay đổi chế độ sinh hoạt, tập luyện, ăn uống khoa học và đặc biệt là dùng thuốc đều đặn, thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tuy nhiên, theo GS Thông: “Thuốc tây có ưu điểm kiểm soát tốt chỉ số huyết áp, nhưng có thể có tác dụng không mong muốn. Do đó, khi huyết áp ổn định, phương pháp mới được các chuyên gia y tế khuyến khích là sử dụng đông-tây y kết hợp sẽ phát huy được ưu điểm của cả hai phương pháp, đồng thời hạn chế bớt tác dụng phụ không mong muốn của thuốc tây lên bệnh nhân. Trong đông y, sử dụng kết hợp các loại thảo dược: Địa long, Nattokinase, Hòe Hoa và bài thuốc Giáng áp hợp tễ có tác dụng tốt trong việc giúp hạ và ổn định huyết áp, phòng ngừa đột quỵ não”.

Công thức vàng trong phòng chống đột quỵ ở người cao huyết áp
Công thức vàng trong phòng chống đột quỵ ở người cao huyết áp

Địa Long (Giun đất) được y học cổ truyền sử dụng hơn 1000 năm nay. Enzyme Fibrinolytic trong Địa Long đã được các nhà khoa học chứng minh là có khả năng thủy phân mạnh mẽ, làm đứt các sợi huyết Fibrin – tác nhân chính hình thành nên mảng xơ vữa và cục máu đông, giúp giảm nguy cơ tai biến cho người bệnh cao huyết áp.

Nattokinase là một enzyme hoạt huyết mạnh có nguồn gốc từ món ăn truyền thống có tên là Natto (đậu tương lên men) của Nhật Bản. Nattokinase có tác dụng kép lên quá trình hình thành cục máu đông và làm tan cục máu đông bằng cách kích thích cơ thể tăng cường sản xuất plasmin (enzyme nội sinh làm tan sợi huyết Fibrin trong cơ thể).

Theo các nhà khoa học, Hòe Hoa có chứa rất nhiều rutin, có tác dụng trong việc tăng cường sức chịu đựng của mao mạch, bảo vệ thành mao mạch, tăng sức bền thành mạch, phòng vỡ và đứt mạch máu, duy trì huyết áp ổn định, an toàn.

Bài thuốc Giáng áp hợp tễ có tác dụng làm giảm các triệu chứng khó chịu của người cao huyết áp như mất ngủ, đau đầu, bốc hỏa…

Theo GS Thông, “sự kết hợp giữa thuốc tây y và Địa Long, Nattokinase, Hòe Hoa với bài thuốc Giáng áp hợp tễ sẽ giúp tăng hiệu quả duy trì huyết áp ổn định, hỗ trợ kiểm soát huyết áp, giúp dự phòng đột quỵ ”.

Để tìm mua sản phẩm gần nhà bạn nhất: BẤM VÀO ĐÂY hoặc đặt mua online giao hàng miễn phí tận nhà qua số điện thoại: 024.7305.6199/ 028.7305.6199 hoặc 0911.182.666

Để biết thêm các biện pháp phòng và điều trị cao huyết áp, người bệnh có thể truy cập website huyetapcao.vn hoặc gọi về số máy 024.7305.6199/ 028.7305.6199 hoặc 0911.182.666 để được nghe tư vấn về bệnh huyết áp cao và đột quỵ.

Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Tai hại: nhầm lẫn đột quỵ và trúng gió - 3