1. Dòng sự kiện:
  2. Công nhân Vĩnh Phúc ngộ độc tập thể

Suýt chết vì dùng "mẹo" nói chuyện điện thoại chữa hóc

(Dân trí) - Bị hóc, thấy hơi khó thở nhưng bệnh nhân không đi đến viện khám mà gọi điện thoại đến “thầy” xin chữa bằng “mẹo” là nói chuyện qua điện thoại. Đến đêm, bệnh nhân bị khó thở, người tím tái phải đi cấp cứu.

BS Hoàng Đình Ngọc, Phó Giám đốc BV Tai - Mũi - Họng TƯ cho biết, đây là trường hợp bệnh nhân ở Bắc Ninh.
 
Theo lời kể của gia đình, bệnh nhân này bị ho và có ngậm một loại quả ngâm của Trung Quốc để chữa ho nhưng vô tình bị sặc. Thời điểm qua cơn sặc, bà chỉ thấy hơi khó thở nên không báo để người nhà đưa tới viện. Biết một ông thầy ở Thanh Hoá chuyên chữa hóc bằng mẹo… nói điện thoại nên bà đã gọi tới để chữa mẹo. Thời điểm nói chuyện thì bà thấy đỡ, không còn khó thở, nhưng đến đêm, bà bị khó thở, da tím tái, lúc này gia đình mới vội cho đi viện.

Theo BS Ngọc, lúc đầu bệnh nhân chỉ thấy hơi khó thở và cảm giác đỡ hơn, có thể là do dị vật kẹt ở đường thở, sau đó, dị vật rơi xuống phế quản nên bệnh nhân cảm thấy đỡ hơn lúc đó. Tuy nhiên, khi bị rơi xuống phế quản, dị vật gây phản ứng tại chỗ làm bị viêm nhiễm, tiết dịch hoặc có thể gây áp xe tại chỗ, khiến bệnh nhân bị khó thở, suy hô hấp.

BS Ngọc cho biết, ca cấp cứu diễn ra vô cùng khó khăn. Vì bệnh nhân này đến viện trong tình trạng khó thở và viêm phổi nặng. Khi tiến hành nội soi, dị vật không còn nguyên vẹn hình quả mà đã bị mủn ra, nên rất khó gắp hết. Sau hơn 1 tiếng đồng hồ, các bác sĩ mới gắp được hết những mảnh nhỏ đã bị mủn ra của hạt này.

Bác sĩ Ngọc băn khoăn, không biết quả đó tẩm chất gì mà chỉ sau một ngày đã làm hoại tử cả lòng phế quản và dị vật cũng bị mủn ra. Bình thường, những ca hóc dị vật các loại hạt như hạt na, nhãn…không diễn tiến nhan như vậy, dị vật khi gắp ra thường vẫn lành lặn.thế. Phải mất hơn một tiếng đồng hồ mổ nội soi, chúng tôi mới gắp hết được dị vật".

BS Ngọc khẳng định, không có cơ sở khoa học để nói rằng “mẹo” chữa được hóc. Nhiều người khi bị hóc thì dùng đũa cả gõ vào đỉnh đầu, xoay mâm cơm, nuốt cả nắm cơm to… nhưng đều không thành công hoặc có thì cũng chỉ là may mắn. Vì thế, khi bị hóc, cần tới ngay viện để được can thiệp sớm nhất. Không ít các trường hợp sau 2 - 3 năm liên tục bị ho dai dẳng, viêm phổi tái phát mới phát hiện có dị vật bị bỏ quên ở thùy phổi nên điều trị nội khoa không thể khỏi. Chỉ khi gắp được dị vật ra, tình trạng sức khoẻ người bệnh mới trở về bình thường.

Hồng Hải