1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Suy dinh dưỡng vì... ăn cơm quá sớm?

Con tôi được 10 tháng, đã chuyển sang ăn cơm nát. Tôi đã cố nấu cho cháu nhiều món, đủ chất nhưng không hiểu sao cháu vẫn không tăng cân tốt...

Bạn đọc Trần Thị Thu Tr. (27 tuổi, TP HCM) hỏi: Con gái tôi hiện được 10 tháng tuổi và khoảng hơn 1 tháng trước đã chuyển sang ăn cơm nát sau gần 2 tháng tập ăn cháo. Tôi cố nấu nhiều món, cháu thường hào hứng bắt đầu bữa ăn nhưng ăn không nhiều và không tăng cân tốt, nhất là khoảng thời gian từ khi ăn cơm. Có người bảo tại bé bú sữa mẹ quá nhiều nên ngán cơm, mà sau 6 tháng sữa mẹ không còn đủ dinh dưỡng cho bé nữa. Tôi có nên bớt cho bé bú lại hay cai hẳn sữa?

Bạn đọc Phạm T. (29 tuổi, Long An) hỏi: Tôi có cảm giác sữa mẹ hơi ít nên dù con tôi đạt các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng vẫn thấy lo lo. Hiện bé 4 tháng tuổi, còn bú sữa mẹ hoàn toàn. Lúc nào thì tôi có thể tập cho bé ăn dặm và nên ăn gì? Đến tuổi nào bé có thể ăn cơm được? Lúc ăn cơm có nên cai sữa không vì tôi nghe nói nhiều bé tuổi ăn dặm vì bú sữa quá nhiều nên biếng ăn?

an dam.jpg

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố (TP HCM), trả lời:

Trong từ 4-6 tháng đầu đời, trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm từ lúc 4-6 tháng bằng các loại bột dinh dưỡng, song song với việc bú sữa mẹ.

Đến khoảng 7 tháng, các bé có thể bắt đầu tập ăn cháo. Giai đoạn này, cháo cần thật loãng, rau, thịt phải dùng máy xay xay thật nhuyễn.

Khoảng 9 tháng tuổi, bé có thể dần ăn cháo đặc hơn và đến 12 tháng tuổi, giai đoạn mà đa phần các bé đã có ít răng để nhai thức ăn, có thể tập cho bé ăn cơm mềm, nát với phần thức ăn cũng được xử lý để mềm, miếng nhỏ vừa miệng.

Thời gian hợp lý để bắt đầu tập ăn cơm phụ thuộc vào bé mọc răng khi nào vì bé cần có răng mới nhai được cơm. Nếu bé mọc răng sớm, trước 12 tháng ít lâu đã nhiều răng thì ăn cơm sớm một chút cũng không sao, tuy nhiên, tập ăn cơm từ hồi 9 tháng là quá sớm. Có thể chính việc không đủ răng để nhai khiến bé khó khăn khi ăn, ăn kém đi, khó tiêu vì thức ăn không được nhai kỹ.

Nên lưu ý rằng tuyệt đối không bỏ sữa khi trẻ bắt đầu ăn dặm. 2 bạn đều đang cho con bú sữa mẹ, điều đó càng tốt hơn cho sự phát triển của trẻ, vì vậy không có gì phải lo lắng hay nghĩ đến chuyện cai sữa sớm nếu vẫn còn khả năng cho con bú.

Theo Người lao động

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm