Sử dụng thực phẩm bị nấm mốc: rước bệnh cho gan

Nhiều bà nội trợ vẫn giữ thói quen rửa sạch, phơi khô với những thực phẩm đã bị ẩm mốc và tiếp tục chế biến. Thế nhưng ít người biết rằng thực phẩm một khi bị nhiễm nấm mốc sẽ trở nên rất độc hại, thậm chí nó có thể là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư, đặc biệt là ung thư gan.

Ăn thực phẩm mốc: rước bệnh cho gan

“Ở nhà quê chúng tôi, thóc gạo bị mốc thì vẫn có thể đem ra phơi nắng rồi vo sạch nấu cơm, làm gì có chuyện đổ đi… Tôi làm sao biết là nó có chất gây ung thư, nếu biết thì dù có tiếc tới mấy tôi cũng không ăn…”. Ngồi chờ tái khám tại bệnh viện, Bà Vân, nhà ở Đồng Tháp, rơm rớm nước mắt nói. Nhà bà có 2 người đã bị ung thư gan…

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện Nguyễn Tri Phương

 

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng đơn vị tiêu hóa can thiệp Bệnh viện (BV) Nguyễn Tri Phương chia sẻ: Nhiều bệnh nhân thắc mắc mình không hút thuốc, không uống rượu, gia đình không có tiền sử về bệnh viêm gan do vi rút, vậy tại sao có thể gây ung thư gan. Chỉ đến khi bác sĩ hỏi về việc ăn uống, bệnh nhân mới kể lại rằng do thói quen khi ở nhà có gạo bị mốc hay đồ khô bị lên men vẫn đem rửa sạch và nấu ăn bình thường mà không hề hay biết điều đó có thể gây ung thư.

Không chỉ có gạo mà các loại thực phẩm: đậu, bắp, hạt hướng dương, tôm khô, mực khô, trái cây khô… nếu quá trình chế biến bảo quản và vận chuyển không đúng cách cũng rất dễ phát sinh nấm mốc. Ngoài ra nhiều chị em có sở thích sử dụng đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn được đóng gói nhưng không để ý thời gian sử dụng. Khi có nhu cầu dùng đến thì thức ăn đã quá hạn, bỏ thì tiếc nên vẫn cố gắng chế biến lại.

Thực tế ngay cả khi thức ăn được đóng hộp và để trong tủ lạnh thì vi khuẩn vẫn có thể phát triển, vì vậy với những thức ăn quá hạn sử dụng, có dấu hiệu ôi thiu thì nên vứt bỏ do thức ăn khi bị nhiễm nấm sẽ tiết ra độc tố Aflatoxin – đây là loại độc tố rất mạnh. Nếu chẳng may ăn phải các loại thực phẩm này, dù chỉ với một liều lượng rất nhỏ, Aflaxtoxin cũng đã có thể gây ngộ độc cấp tính cho các cơ quan nội tạng. Khi xâm nhập vào gan sẽ dẫn tới gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan. Nếu người đang bị viêm gan B mà ăn phải nấm mốc có chứa Aflatoxin thì nguy cơ ung thư sẽ tăng cao 60 lần so với nguời chỉ nhiễm viêm gan B.

Ung thư gan: đáng sợ nhưng phòng tránh được

Nấm mốc một khi xuất hiện và bám vào thực phẩm thì dù có qua đun sôi nấu chín cũng sẽ gây nguy hiểm cho cơ thể.

Theo tài liệu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, độc tố Aflatoxin rất bền với nhiệt. Các thử nghiệm cho thấy, khi đem đậu phộng đã bị mốc rang lên, mặc dù nhiệt độ rất cao, các bào tử của mốc bị tiêu diệt, nhưng độc tố của chúng vẫn không bị phá hủy hoàn toàn. Như vậy, thực phẩm khi đã mốc dù được đem tẩy rửa, phơi nắng ở nhiệt độ cao hay đem nấu chín thì ăn vào vẫn nguy hiểm.

Sử dụng thực phẩm bị nấm mốc:  rước bệnh cho gan - 2

BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương cho biết: Ung thư gan là loại bệnh đáng sợ, khó trị; tuy vậy đó là loại bệnh có thể phòng tránh được.

Ở VN tỉ lệ người mắc bệnh gan và ung thư gan cao do những triệu chứng bệnh ở giai đoạn sớm thường mơ hồ nên người bệnh ít chú trọng tới. Chỉ khi ung thư gan trở nặng với những biểu hiện rõ ràng như mệt mỏi, gầy sút, nôn ói, trướng bụng, vàng da… thì thường khá muộn và rất khó điều trị. Vì vậy BS Phương khuyến cáo người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ. Riêng với những người có tiền sử tăng men gan, viêm gan B, người uống nhiều bia rượu thì càng phải chú ý theo dõi và làm các xét nghiệm chuyên sâu về gan sau mỗi 3-6 tháng

Để chủ động phòng và điều trị các bệnh lý về gan, người bệnh cần chú trọng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục và nghỉ ngơi hợp lí. Ngoài ra có thể sử dụng thêm các chế phẩm từ thiên nhiên để tăng cường sức đề kháng cho gan.

 

TPCN Naturenz – Cho lá gan khỏe hân hạnh đồng hành cùng chương trình NHẬT KÝ BÁC SĨ – HÀNH TRÌNH CHĂM SÓC GAN. Xem tại đây.

 

Sử dụng thực phẩm bị nấm mốc:  rước bệnh cho gan - 3