Sau HIV, đến SFV ?

Những đền thờ khỉ trên đảo du lịch Bali của Indonesia là nơi lý tưởng chụp ảnh du khách cho khỉ ăn chuối, nhưng phần lớn những người này không biết họ đang có nguy cơ bị nhiễm SFV – một loại retrovirus ít được biết đến, gần đây mới được phát hiện lây từ khỉ sang người.

Chuyên gia nghiên cứu Lisa Jones-Engel thuộc Trung tâm Nghiên cứu loài khỉ, Đại học Washington (Mỹ) đã khảo sát 82 người làm việc ngay tại và xung quanh đền Sangeh phía Bắc Denpasar. Một nông dân bị khỉ macaque cắn xét nghiệm dương tính SFV, trở thành ca nhiễm ở người đầu tiên được biết đến của châu Á.

 

Bà Jones-Engel cho biết SFV được tìm thấy ở nhiều loài khỉ - 89,5% trong số 38 con khỉ macaque được xét nghiệm tại Sangeh cho kết quả dương tính. Chưa gây ra bệnh ở động vật nhưng hiện có quá ít nghiên cứu về việc nó lan rộng như thế nào ở người và tác động lâu dài của SFV.

 

Cho đến nay chỉ 40% người được biết có SFV, bao gồm các thợ săn vượn châu Phi và các nhân viên sở thú và phòng thí nghiệm ở Bắc Mỹ. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ có nhiều người nhiễm SFV hơn ở châu Á nơi khỉ và người tiếp xúc gần nhau. Tại Bali, khoảng 700.000 du khách tham quan 4 trong tổng số 45 ngôi đền khỉ mỗi năm, và khoảng 35.000 người trong số này bị khỉ cắn.

 

Các nhà khoa học đang thắc mắc rằng SFV sẽ phản xạ thế nào khi kết hợp với HIV, bệnh lao hay các bệnh khác ở người. SFV có cấu tạo di truyền khác loại virus ở khỉ được cho là đã biến đổi thành HIV, nhưng các nhà nghiên cứu không bảo đảm rằng SFV sẽ không thay đổi và cuối cùng trở nên có hại cho con người.

 

Giới khoa học tin rằng virus gây bệnh AIDS có thể đã lây từ khỉ sang người nhiều chục năm trước khi bắt đầu gây bệnh ở người vào những năm 1980. Chưa có bằng chứng SFV lây từ người sang người.

 

 

Theo Khang Huy

Người Lao Động/ CNN, AP