Rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì vì ô nhiễm không khí
(Dân trí) - Theo một nghiên cứu đầu tiên về dậy thì muộn, ô nhiễm không khí chính là thủ phạm làm chậm tuổi dậy thì ở các bé gái.
Khảo sát cho thấy tiếp xúc với các chất rắn lơ lửng - TSP (các hạt có kích thước 0,05mm) trong giai đoạn dậy thì có thể làm chu kỳ kinh nguyệt của các thiếu nữ ít đi hơn so với bình thường.
Các TSP chủ yếu là khí thải xe cộ, khói than, khói xăng xe và được xem là tác nhân làm rối loạn quá trình sản xuất hoóc môn ở người.
Ở nữ giới, nó có thể khiến lượng hoóc môn nam tính tăng cao, chẳng hạn như testosterone, mà các nhà nghiên cứu tin rằng sẽ làm chậm hay gây rối loạn kỳ kinh của các bé gái.
Tác giả nghiên cứu, TS. Shruthi Mahalingaiah, ĐH Boston (Mỹ) cho biết: “Trong khi ô nhiễm không khí liên quan với bệnh tim mạch và bệnh phổi,
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 34.832 phụ nữ trong độ tuổi 25 và 42. Họ cũng điều tra mức độ TSP ở không khí xung quanh nhà và trường học của những phụ nữ này từ Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ.
Những phụ nữ này sẽ được hỏi về thời điểm bắt đầu có kinh nguyệt và bao lâu sau thì kỳ kinh của họ bình thường.
Kết quả cho thấy với mỗi 45 μg/m3 TSP ở xung quanh trường học, các cô gái sẽ có thêm 8% nguy cơ rối loạn chu kỳ kinh ở mức trung bình hay dai dẳng và lượng hooc môn nam giới cũng tăng thêm 11%.
Các phát hiện được đăng tải trên tạp chí Human Reproduction.
Dậy thì muộn có phải là 1 nguy cơ?
Hiện chưa có nghiên cứu nào cho thấy dậy thì muộn sẽ khiến sức khỏe khi về già kém đi.
Ở Mỹ, độ tuổi dậy thì trung bình là 12 và dậy thì trong độ tuổi 10-15 được xem là bình thường.
Tuy nhiên, một nghiên cứu trước đó cho thấy dậy thì trước 12 tuổi sẽ đi kèm với nguy cơ bệnh tim sau này. Nó cũng được cho là có liên quan với ung thư vú do có lượng hoóc môn cao hơn.
Nhân Hà
Theo DM