Quảng cáo sữa 24% đạm, thực tế chỉ 0,5%

Cục Quản lý cạnh tranh (thuộc Bộ Công thương) vừa cho biết nhiều sản phẩm sữa tại TPHCM có hàm lượng đạm thực tế thấp hơn hàm lượng đạm được quảng cáo trên bao bì.

 
Quảng cáo sữa 24% đạm, thực tế chỉ 0,5%  - 1

Tiêu huỷ sữa nhiễm melamine tại Trung Quốc

 
Theo Cục quản lý cạnh tranh, thì việc đưa thông tin sai lệch về sản phẩm bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Kết quả khảo sát 20 loại sản phẩm sữa cho thấy 50% sản phẩm vi phạm. Ví dụ, sản phẩm Sữa bột béo Hà Lan ghi thành phần đạm trên 24% nhưng kiểm nghiệm thực tế chỉ có 0,5%; sữa Gold ghi trên bao bì là 21%-26% nhưng kiểm nghiệm chỉ có 1,8%; sữa Holland Gold ghi 20% nhưng kiểm nghiệm là 1,2%; sữa Bobolac ghi nhãn là 34% nhưng thực tế chỉ gần 6%...

Tuy nhiên, một số sản phẩm khác lại có kết quả kiểm nghiệm tốt hơn quảng cáo. Ví dụ, sữa Dielac ghi hàm lượng đạm là 18% nhưng thực tế kiểm nghiệm là gần 20%; sữa TOP ghi hàm lượng 34,4% nhưng kiểm nghiệm là 39,5%; sữa Anlene ghi hàm lượng 30,1% nhưng kiểm nghiệm là 30,4%...

Theo PLTPHCM

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm