1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Qua một bài kiểm tra, mẹ cha mới thổ lộ thật nỗi lòng mình

Trường Thịnh Thái Hòa

(Dân trí) - Một bài kiểm tra đơn giản được lan truyền gần đây đang giúp những người con thấu hiểu tình hình sức khoẻ thực tế của cha mẹ.

Dù vượt qua bài kiểm tra dễ dàng hay gặp phải chút khó khăn, những kết quả ghi nhận được mở ra nhiều câu chuyện ý nghĩa về tấm lòng mẹ cha. Những điều đáng giá trân trọng đặc biệt khi ngày Vu Lan báo hiếu đã cận kề.

Điều mẹ cha chưa kể

Một khảo sát thực hiện với những người lớn trên 50 tuổi đã từng hé lộ một bí mật: nhiều bậc cha mẹ thường ít để ý hoặc không chia sẻ với con vấn đề suy giảm sức khỏe mà họ đang gặp phải. Ngay cả với những gia đình con cái có điều kiện gần gũi mẹ cha, đấng sinh thành vẫn muốn giữ những nỗi niềm sức khỏe cho riêng mình bởi sợ con phải lo lắng.

Bởi vậy, khi bài kiểm tra đặc biệt: chỉ với 1 chiếc ghế có thể đánh giá khả năng đi lại sau tuổi 70 của cha mẹ xuất hiện, không ít người con đã thử ngay cùng với cha mẹ của mình. Họ hiểu rằng dù cả đời tần tảo hi sinh, sẵn sàng vì con làm biết bao việc, mẹ cha lại rất khó mở lời về những vấn đề sức khoẻ đang gặp phải. Hoặc có khi, vì một lòng chăm con, chăm cháu; cha mẹ chưa thực sự để tâm tới sức khỏe chính bản thân mình.

Bài kiểm tra rất đơn giản: lấy một chiếc ghế chắc chắn, lòng ghế phẳng, bốn chân vững, chiều cao tối thiểu 40cm. Đầu tiên, ta cần ngồi xuống ghế, hai chân đặt song song trên sàn, bàn chân chạm đất. Sau đó chúng ta đưa hai tay chéo nhau, đặt lên hai vai. Ở bước thứ ba, chân thuận giữ yên trên mặt đất, nâng chân còn lại và giơ thẳng về phía trước. Cuối cùng hít một hơi đủ sâu, dồn sức vào chân thuận, dùng lực cơ đùi đẩy cả người đứng dậy và giữ yên trong 3 giây. Đổi chân và lặp lại các động tác trên.

Qua một bài kiểm tra, mẹ cha mới thổ lộ thật nỗi lòng mình - 1

Nếu đứng dậy loạng choạng hoặc khó khăn, nhiều khả năng sau 70 tuổi, ta sẽ khó di chuyển, thậm chí có khả năng không thể đi lại bình thường.

Đừng giấu nữa, con biết cả rồi

Trước khi động viên mẹ làm bài kiểm tra, Chị Tâm (36 tuổi, tại TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ: “Hai mẹ con mình thân lắm, giống như hai người bạn vậy đó. Chuyện vui buồn trong cuộc sống mình đều tâm sự cùng mẹ. Bạn bè mình mẹ biết hết. Nhưng những vấn đề sức khỏe của bản thân thì chưa chắc mẹ đã nói ra, bao năm chưa một lần mẹ than thở mệt mỏi hay cần con chăm sóc cả. Dù mình biết tầm tuổi này, ba mẹ dần đối mặt với những căn bệnh tuổi già ập đến. Nhiều lúc ốm đau, hai ông bà cứ tự đưa nhau đi khám. Biết con gái bận rộn với công việc, rồi phải chăm nom gia đình riêng, ông bà không nói sợ mình lo phiền.”

Qua một bài kiểm tra, mẹ cha mới thổ lộ thật nỗi lòng mình - 2
Dù rất thân thiết với con gái, cô Vinh - mẹ chị Tâm, vẫn có những băn khoăn sức khỏe chưa chia sẻ cùng con

Khuôn mặt chị rạng rỡ niềm vui khi thấy mẹ đứng lên vững vàng khi làm bài kiểm tra. Tuy nhiên, chị vẫn không quên căn dặn mẹ: “Ban nãy con thấy có một bên chân của mẹ đứng yếu hơn, con chắc chắn là mẹ cũng biết rồi đấy! Sau hôm nay về mẹ nhớ phải để ý sức khoẻ.”. Trong lời bày tỏ của người con gái, có xen lẫn xúc động bùi ngùi: “Nếu không có mẹ thì con biết phải làm sao. Trước giờ toàn là con nhờ tới mẹ, mà ít khi nào mẹ cần nhờ con. Từ giờ mẹ phải chăm sóc tốt cho bản thân, chia sẻ với con nhiều hơn. Mẹ sống thật vui khoẻ thì con mới yên lòng.”

Bởi tâm lý lo nghĩ cho con, nhiều bậc sinh thành sẽ chỉ muốn giữ những băn khoăn về sức khoẻ cho riêng mình. Là một người có sức khoẻ tốt, thực hiện bài kiểm tra dễ dàng nhưng cô Nguyễn Thị Thái, 63 tuổi, ở TP. Hồ Chí Minh cũng có cùng quan điểm: “Nếu thấy người ốm mệt nhưng còn lo được thì cô không bao giờ nói ra. Con mình còn phải đi làm, cô không muốn ảnh hưởng đến công việc, ảnh hưởng đến sức khoẻ nó. Cô chỉ mong các con thật yên tâm, có sức lo liệu việc bên ngoài. Khi nào bản thân thật sự không khoẻ, cô mới nói đến thôi”. Trên thực tế, khảo sát phía trên cũng cho thấy phần lớn con cái không chú ý đến các dấu hiệu suy giảm sức khoẻ của cha mẹ cho tới khi vấn đề trở nên nghiêm trọng.

Đồng hành cùng cha mẹ, xây dựng sức khỏe lâu dài

Khi được hỏi về bí quyết để có được sức khoẻ dẻo dai, dễ dàng vượt qua bài kiểm tra, cô Thái cho rằng chìa khóa nằm ở nếp sống tích cực cô duy trì đều đặn từng ngày. “Hằng ngày cô sẽ đạp xe 15 đến 30 phút. Rồi bữa ăn của cô chú luôn phải nhiều món và thay đổi thường xuyên. Mình ăn sao để đa dạng và đầy đủ. Khi có tuổi rồi, cô cũng cảm thấy chán ăn. Nhưng biết vậy nên cô uống sữa để bổ sung thêm chất và đặc biệt không tùy tiện bỏ bữa. Mỗi ngày 2 ly sáng tối, cô uống sữa cũng phải 10 năm rồi.”

Qua một bài kiểm tra, mẹ cha mới thổ lộ thật nỗi lòng mình - 3
Cô Thái duy trì các thói quen như tập thể dục, ăn đủ bữa, uống sữa 2 lần/ngày trong nhiều năm liền, nhờ sự động viên từ các con

Dù không bày tỏ với con những vấn đề sức khoẻ của bản thân, cô Thái cho biết chính con cái là nguồn động viên lớn nhất để cô có được thể lực như hiện giờ. “Con gái khuyến khích cô đi tập thể dục, hướng dẫn cô chú ăn thế nào cho đúng, cho đủ. Rồi còn thường xuyên hỏi han xem mẹ tập luyện, ăn uống ra sao. Những kiến thức cô vừa nói là cô biết được từ các con cô đấy”.

Cha mẹ đã dành cả đời lo toan cho con, giờ là lúc con đồng hành cùng cha mẹ xây đắp sức khỏe bền vững. Khi những thấu hiểu tâm tư đấng sinh thành sau bài kiểm tra, những người con đều mong muốn dành nhiều thời gian và quan tâm hơn nữa tới cha mẹ. Cùng cha mẹ cải thiện sức khỏe với những thông tin dinh dưỡng và luyện tập phù hợp ngay từ hôm nay tại https://bit.ly/SucKhoeLaTrenHet

Những điều đáng giá trân trọng đặc biệt khi ngày Vu Lan báo hiếu đã cận kề