1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Probiotic không có tác dụng chữa đau bụng ở trẻ sơ sinh

(Dân trí) - Kết quả nghiên cứu ở Australia và Canada đã nghiên cứu cho thấy probiotic Lactobacillus reuteri không làm giảm quấy khóc ở trẻ bị đau bụng.

 

Probiotic không có tác dụng chữa đau bụng ở trẻ sơ sinh


 

Chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh (khóc không rõ nguyên nhân) xảy ra ở khoảng 20% trẻ sơ sinh và là một trong những gánh nặng chính cho các gia đình và các cơ sở y tế. Mặc dù bệnh sẽ tự hết khi trẻ được 3-4 tháng tuổi nhưng nguyên nhân của bệnh vẫn chưa được làm rõ và không có biện pháp điều trị nào hiệu quả.

 

Các thử nghiệm nhỏ trước đây chỉ ra rằng probiotic Lactobacillus reuteri điều trị hiệu quả đau bụng ở trẻ sơ sinh được nuôi bằng sữa mẹ. Tuy nhiên những nghiên cứu này có nhiều hạn chế khi chỉ kiểm tra trên nhóm trẻ sơ sinh bị đau bụng đã được chọn lọc. Hiệu quả của L reuteri  lên trẻ sơ sinh bị đau bụng được nuôi bằng sữa công thức vẫn chưa rõ ràng.

 

Vì vậy các nhà nghiên cứu ở Australia và Canada đã nghiên cứu để xác định xem probiotic  Lactobacillus reuteri  có làm giảm quấy khóc ở 167 trẻ bị đau bụng dưới 3 tháng tuổi được nuôi bằng sữa mẹ và sữa công thức hay không.

 

Tổng cộng 85 trẻ được xếp ngẫu nhiên cho dùng probiotic và 82 trẻ dùng giả dược trong một tháng. Kết quả được tính trên thời gian quấy khóc hàng ngày lúc được 1 tháng, thời gian ngủ, sức khỏe tinh thần của mẹ, chất lượng sống của gia đình và trẻ.

 

Mức độ đa dạng của vi khuẩn đường ruột, calprotectin trong phân (một chỉ dấu của viêm ruột) và sự xâm nhập của E.coli cũng được kiểm tra.

 

Kết quả chỉ ra rằng nhóm dùng probiotic đã quấy khóc hơn đáng kể so với nhóm dùng giả dược ở tất cả các thời điểm từ ngày thứ 7 tới lúc được một tháng. Ở thời điểm một tháng, nhóm dùng probiotic đã quấy và khóc nhiều hơn 49 phút so với nhóm dùng giả dược. Sự quấy khóc gia tăng này chỉ xuất hiện ở những trẻ được nuôi bằng sữa công thức. L reuteri không ảnh hưởng tới thời gian quấy khóc ở trẻ được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Điều trị bằng L reuteri không dẫn tới những thay đổi về tính đa dạng của vi khuẩn trong phân, sự xâm nhập của E.coli hoặc lượng calprotein.

 

Các nhà nghiên cứu cho biết đây là một thử nghiệm ngẫu hóa có đối chứng lớn nhất từ trước tới nay về can thiệp bằng probiotic ở trẻ sơ sinh bị đau bụng. Họ kết luận rằng điều trị với L reuteri không làm giảm quấy khóc ở trẻ sơ sinh bị đau bụng và cũng không có tác dụng cải thiện giấc ngủ của trẻ, sức khỏe tinh thần của mẹ, chất lượng sống của gia đình hoặc trẻ và do vậy probiotics không được khuyến nghị cho tất cả trẻ sơ sinh bị đau bụng.

 

Theo các nhà nghiên cứu, cần có nghiên cứu thêm để xác định nhóm trẻ sơ sinh bị đau bụng có thể được hưởng lợi từ probiotics.

 

Trong bài bình luận đăng kèm báo cáo, William E Bennett, PGS khoa Nhi tại Trường Y ĐH Ấn Độ cho biết cho tới thời điểm này, đây là nghiên cứu được thiết kế tốt nhất về chủ đề gây tranh cãi này. Theo ông, chúng ta nên xem xét việc điều trị với probiotic cho trẻ sơ sinh bị đau bụng khi chưa có bằng chứng rõ ràng. Ông nhấn mạnh rằng những triệu chứng đau bụng sẽ giảm dần và trẻ sẽ không phải chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu dài trong khi tác hại tiềm ẩn liên quan đến việc xét nghiệm chẩn đoán và điều trị cho trẻ có vẻ như vượt quá tác hại do đau bụng gây lại.

 

Hà Hiền

Theo Medimoon

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm