1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Phòng nguy cơ bị trĩ mùa hè

PGS-TS Nguyễn Mạnh Nhâm, chủ tịch hội Hậu môn trực tràng Việt nam và PGS-TS Lê Lương Đống, nguyên phó Vụ trưởng Vụ y học cổ truyền Bộ y tế, sẽ cùng chia sẻ về cách phòng bệnh trĩ trong mùa hè.

  

Phòng nguy cơ bị trĩ mùa hè - 1


Theo các chuyên gia, tỷ lệ mắc biến chứng ở bệnh trĩ không phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh mà phụ thuộc vào các yếu tố trong ăn uống, sinh hoạt. Mùa hè là thời điểm nhạy cảm, khi cơ thể mệt mỏi với cái nóng bức, ăn uống thất thường là nguy cơ đẩy bệnh trĩ quay trở lại.

 

Thưa PGS-TS Nhâm, xin ông cho biết những đối tượng nào dễ mắc bệnh trĩ ạ?

 

Bệnh trĩ hiểu một cách đơn giản là tình trạng giãn quá mức đám tĩnh mạch ở vùng hậu môn- trực tràng. Chỉ cần có chèn ép, cản trở lâu dài sự lưu thông mạch máu ở đây là bệnh trĩ có thể xuất hiện. Như vậy trĩ có thể gặp ở bất cứ ai do đặc thù công việc phải đứng lâu, ngồi nhiều hoặc do tăng áp lực ổ bụng như phụ nữ sau sinh.... Một nguyên nhân rất quan trọng nữa đó là tình trạng rối loạn đại tiện như táo bón, lỵ hay gặp ở người có chế độ ăn uống thất thường, ăn ít rau, ít chất xơ, nhiều thịt…

 

Vậy theo ông, trong mùa hè bệnh nhân trĩ có phải lưu ý gì không ạ?

 

Mùa hè được đặc trưng bởi khí hậu oi bức, ngột ngạt. Sau một ngày làm việc, cơ thể mệt mỏi sinh ra chứng chán ăn, ăn uống qua loa, thất thường không đủ bữa. Điều này hay gặp ở phụ nữ và thường dẫn đến rối loạn đại tiện, táo bón rồi đến trĩ. Còn cánh mày râu, sau ca làm việc thường rủ nhau đi làm 1 chầu bia “cho mát”, đi nhậu thường ăn các thức ăn cay nóng và thịt nhiều hơn rau. Do vậy tình huống hay gặp là: sau một bữa linh đình, về nhà các quý ông bị táo bón, đôi khi đi đại tiểu ra máu. Đó là triệu chứng đầu tiên của trĩ.

 

Ngoài ra, những người làm việc trong văn phòng, vốn dĩ cơ thể đã ít vận động. Khi thời tiết nắng nóng, ngồi trong phòng có điều hòa mát mẻ, tâm lý rất ngại ra ngoài khiến bệnh trĩ càng có cơ hội ghé thăm. Tóm lại mùa hè nguy cơ mắc trĩ hoặc tái phát bệnh là rất cao nên tôi khuyên các bạn không nên lơ là với nó.

 

Thưa PGS-TS Lê Lương Đống, như PGS Nhâm đã phân tích, mùa hè chúng ta không nên lơ là với trĩ, vậy theo ông chúng ta có thể phòng bệnh theo cách nào ạ?

 

Thực ra để phòng trĩ hiệu quả, không gì tốt hơn là một chế độ sinh hoạt hợp lý tăng cường vận động, tránh táo bón. Nhưng điều này tưởng dễ mà không phải dễ, mùa hè này tôi tin không ít các bạn ngồi 8 tiếng/ ngày, cơm trưa có khi cũng gọi cơm văn phòng luôn, cơm tối nếu vội việc có khi ăn qua loa ở quán. Với một chế độ sinh hoạt như vậy, những bệnh nhân đang điều trị trĩ hoặc có biểu hiện của trĩ cần chọn cho mình loại thuốc thích hợp. Đó là thuốc không chỉ có tác dụng cầm máu, giảm đau, co búi trĩ mà phải có thêm tác dụng nhuận tràng, tránh táo bón nhằm phòng tái phát. Trong Đông y, có nhiều bài thuốc để chữa trĩ, nhưng để đáp ứng được điều trên toàn diện nhất phải kể đến bài “ Bổ trung ích khí”. Tác dụng của bài thuốc là làm giảm căng tức vùng hậu môn, trực tràng đặc biệt có tác dụng bổ dưỡng tỳ vị (bổ cơ quan tiêu hóa) giúp nhuận tràng, tránh táo bón rất tốt. Đây là 1 trong 72 bài thuốc cổ phương được Bộ Y tế kết luận an toàn và không có bất kỳ độc tính nào cho người sử dụng. Nhờ công nghệ hiện đại, bài thuốc đã được chuyển thành sản phẩm Thăng trĩ Nam Dược dưới dạng viên nang tiện dùng. Thăng trĩ hoàn toàn có thể sử dụng cho trẻ em, người bệnh trĩ sau phẫu thuật, phụ nữ sau sinh…

 

Xin cảm ơn PGS và chúc ông  mạnh khỏe và hạnh phúc.

 

 Theo A.V
Vietnamnet

Để được tư vấn sâu thêm về bệnh trĩ, bạn đọc và người thân có thể gọi điện tới số 043.995.3901 hoặc  0838.625.650.