1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Phòng ngừa dịch tả lợn châu phi: Cần đảm bảo 2 lớp phòng vệ thức an an toàn, chăn nuôi an toàn

(Dân trí) - Dù công tác phòng, chống và dập dịch tả lợn châu Phi (ASF) được người dân và các cấp, ngành địa phương tiến hành tích cực nhưng đến nay dịch vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và lây lan nhanh chóng đến 42 tỉnh/thành trên cả nước.

ASF sẽ rất khó bị kiểm soát nếu chính quyền, người chăn nuôi, người tiêu dùng, và doanh nghiệp không liên kết và hợp tác chặt chẽ, đặc biệt là nếu người chăn nuôi không thay đổi những thói quen cũ về dinh dưỡng và an toàn sinh học.

ASF đang có nhiều diễn biến phức tạp, lây lan nhanh trên diện rộng. Trong thời gian vừa qua, việc tuân thủ An toàn sinh học không triệt để tại các địa phương đã khiến cho dịch bệnh ASF không những không bị dập tắt mà còn lây lan ra nhiều vùng, nhiều khu vực trên cả nước. Vẫn còn rất phổ biến tình trạng vận chuyển heo bệnh và sản phẩm heo bệnh giữa các vùng; vứt heo chết ra môi trường; cho heo ăn thức ăn thừa từ nhiều nguồn không qua nấu chín; người và xe tự do ra vào trại mà không qua sát trùng đúng quy định...

Cụ thể, ngày 24.5.2019, người dân vùng bãi ngang huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) phát hiện số lượng lớn lợn chết trôi trên kênh N9 (kênh chảy từ huyện Cẩm Xuyên sang huyện Thạch Hà), ngày 27/5 phát hiện xe chở nhiều lợn mắc dịch tả heo châu Phi từ Bắc Ninh vào Quảng Ngãi và dừng ở Quảng Nam bán tháo lợn…

Hành động kém ý thức và vô trách nhiệm này khiến cho công tác phòng, chống ASF gặp rất nhiều khó khăn. Điều này khiến không chỉ ASF mà nhiều bệnh khác có nguy cơ lây lan rất nhanh, ảnh hưởng nặng nề tới ngành chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng cũng như môi trường. Nếu tình trạng này không được khắc phục, không biết đến khi nào dịch ASF mới được khống chế thành công ở nước ta.

Để khống chế dịch bệnh, Cargill cho rằng cần có sự phối hợp của các Bộ ban Ngành, Doanh nghiệp, Người Chăn nuôi và Người Tiêu dùng, trong đó ở vị trí trọng tâm chính là các biện pháp An toàn sinh học giúp ngăn ngừa và hạn chế dịch bệnh lây lan.

Là đơn vị tham gia các khâu đầu chuỗi giá trị trong ngành heo, Cargill luôn tích cực trong công tác củng cố “hai lớp phòng vệ”: Thức ăn an toàn, chăn nuôi an toàn nhằm giúp cho người chăn nuôi phòng chống ASF. Về thức ăn an toàn, Cargill luôn đảm bảo các khâu nguyên liệu, kiểm soát chất lượng và ứng dụng công nghệ mới nhất về dinh dưỡng nhằm cải thiện sức đề kháng cho heo. Về chăn nuôi an toàn, Cargill đặc biệt coi trọng vấn đề an toàn sinh học (ATSH) để giúp người chăn nuôi phòng ngừa dịch bệnh, không chỉ ASF mà còn các loại bệnh dịch khác trên gia súc, gia cầm.

Từ khi dịch xuất hiện tại Việt Nam, Cargill đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người chăn nuôi cũng như đại lý qua các buổi hội thảo, huấn luyện và tư vấn thực hiện an toàn sinh học tại chỗ. Những tư vấn của Cargill về hành động ứng phó với dịch ASF được đánh giá hiệu quả và nhận được phản hồi rất tốt từ phía khách hàng. Bên cạnh đó, Cargill cũng tăng cường hỗ trợ thuốc khử trùng cho đại lý và người nuôi nhằm chia sẻ với họ trong giai đoạn khó khăn này. Đơn cử như vừa qua, Cargill đã tài trợ UBND tỉnh Đồng Nai 166 bình thuốc khử trùng tương đương 830 lít nhằm hưởng ứng tháng tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng, chống ASF trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Để bảo vệ đàn heo và ngăn ngừa dịch bệnh, Cargill có một số khuyến cáo những điều nên và không nên nhằm hạn chế lây lan dịch ASF.

Phòng ngừa dịch tả lợn châu phi: Cần đảm bảo 2 lớp phòng vệ thức an an toàn, chăn nuôi an toàn - 1

Những khuyến cáo của Cargill để phòng ngừa dịch tả lợn châu Phi.

Về phần mình, Cargill luôn nỗ lực đảm bảo sản xuất nguồn “Thức ăn an toàn”. Tiêu chí nhất quán của Cargill là thức ăn an toàn phải bắt đầu từ khâu nguyên liệu an toàn. Trong bối cảnh dịch bệnh tại Việt Nam, Cargill càng tăng cường kiểm soát an toàn sinh học siết chặt các yêu cầu nguyên liệu an toàn và tiến hành kiểm tra và rà soát lại toàn bộ các nhà cung cấp nguyên liệu để đảm bảo nhà cung cấp sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào từ khu vực đáng tin cậy, không bị lây nhiễm virus.

Tại nhà máy sản xuất, Cargill áp dụng hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm FSSC 22000. Xe vào nhà máy bắt buộc phải phun sát trùng toàn bộ, người vào nhà máy bắt buộc đi qua quy trình sát khuẩn; nếu người và xe đến từ vùng dịch còn phải cách ly 72 giờ.

Nhằm đảm bảo sinh học từ nhà máy đến trang trại, Cargill còn kiểm soát chặt khâu vận chuyển, kho vận và giao hàng để phòng ngừa virus gây bệnh. Theo đó, tất cả các nhà cung cấp tham gia vào quá trình vận chuyển và giao nhận hàng cho Cargill đều được yêu cầu ký vào cam kết đảm bảo an toàn sinh học trong vận chuyển và giao nhận hàng hóa.

Bên cạnh việc kiểm soát an toàn sinh học trong sản xuất, Cargill áp dụng công nghệ dinh dưỡng vật nuôi tiên tiến để tăng cường sức đề kháng cho heo để chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh bằng việc bổ sung tinh dầu, axit hữu cơ, chất béo chức năng đặc biệt và chất béo tự nhiên giúp ức chế hại khuẩn tăng lợi khuẩn giúp heo khỏe mạnh. Những điều này đã thể hiện cam kết mạnh mẽ của Cargill trong việc đồng hành và trở thành đối tác đáng tin cậy của người chăn nuôi Việt Nam.

Đỗ Bảo

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm