1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Phát hiện dòi trong tai trẻ sơ sinh

Sau khi từ bệnh viện về nhà, gia đình phát hiện dòi trong tai trẻ sơ sinh nên hoang mang lo lắng.

Ngày 1/6, anh Phạm Duy Thể, ngụ xã Ba Cung, huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi), xác nhận trường hợp cháu bé sơ sinh phát hiện có dòi trong tai chính là con của anh cùng vợ là chị Bùi Thị Thúy.

Theo lời anh Thể, ngày 21/5, khi chuyển dạ, vợ anh được đưavào Bệnh việc Đa khoa Quảng Ngãi và được bệnh viện tiến hành sinh mổ. Vì cháu bé còn yếu nên được các bác sĩ chuyển xuống lồng kính chăm sóc. Đến ngày 24/5, anh Thể thấy trong lỗ tai cháu bé có máu chảy và báo cho các bác sĩ nhưng được các bác sĩ cho biết đó là do dịch ối từ mẹ. Đến trưa 25/5, các bác sĩ bệnh viện cho cháu về nhà.

Tai cháu bé con anh Phạm Duy Thể đỏ sau khi gắp con dòi ra. Ảnh
do gia đình cung cấp
Tai cháu bé con anh Phạm Duy Thể đỏ sau khi gắp con dòi ra. Ảnh do gia đình cung cấp

“Thế nhưng, về nhà tôi vẫn thấy máu chảy từ trong tai cháu nên quay lại thành phố và vào phòng khám tư nhân của bác sĩ Đỗ Thành Chung (làm việc tại Khoa Tai, Mũi, Họng, Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi). Khám xong, bác sĩ Chung nói con tôi bị viêm tai giữa có mủ rồi bán thuốc cho con tôi về uống.

Đến ngày 27-5, cả nhà hốt hoảng khi thấy có gì nhoi nhoi trong lỗ tai nên lấy nhíp gắp ra một con dòi”, anh Thể nói.

Cũng theo anh Thể: “Việc con tôi có dòi như thế trong tai là do lỗi của các y bác sĩ làm việc tại bệnh viện. Năng lực yếu kém, vệ sinh không sạch sẽ nên mới có chuyện đó. Rất may đến giờ con tôi đã khỏe lại, nếu không…”.

Con dòi được gia đình gắp từ tai cháu bé. Ảnh do gia đình
cung cấp
Con dòi được gia đình gắp từ tai cháu bé. Ảnh do gia đình cung cấp

Sáng 1/6, trao đổi về vụ việc, bác sĩ Nguyễn Tấn Phụ, Trưởng khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi - xác nhận trường hợp con anh Phạm Duy Thể và chị Bùi Thị Thúy được chăm sóc trong lồng kính tại khoa Nhi từ ngày 21-25/5.

“Khi nhập viện, trường hợp con anh Thể được chẩn đoán sơ sinh đủ tháng nguy cơ cao nên được chỉ định sinh mổ và chuyển cháu qua lồng kính. Trong suốt quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, chúng tôi chăm sóc cẩn thận, không phát hiện bất thường nào trong tai. Do đó, đến ngày 25/5, cháu được xuất viện cho về nhà”, ông Phụ nói.

Cũng theo lời ông Phụ, nguyên nhân có dòi là do bị ruồi bu vào nên sinh ấu trùng dòi. Tuy nhiên, trong phòng kính của bệnh viện thì khả năng này hoàn toàn bị loại bỏ vì không bao giờ có ruồi. Hơn nữa, mỗi lần ruồi bu vào thường sinh rất nhiều ấu trùng dòi nhưng trong trường hợp con anh Thể chỉ có một con duy nhất nên rất khó hiểu.

Bác sĩ Võ Thị Chỉ, chuyên chăm sóc trẻ sơ sinh cho biết, nguyên nhân trường hợp trẻ sơ sinh con anh Thể có dòi trong tai có khả năng do khâu chăm sóc, vệ sinh cho trẻ ở nhà kém dẫn đến ruồi bu vào tai và sinh ấu trùng dòi.

Theo Tử Trực

Người lao động