Những nguy hiểm của việc cho bé bú nằm
(Dân trí) - Câu chuyện đau lòng của bé 10 tháng tuổi tử vong sau khi bú bình với chẩn đoán trẻ bị trào ngược sữa vào đường thở đã khiến nhiều phụ huynh có con nhỏ lo lắng. Vậy việc cho trẻ bú bình sẽ có những nguy cơ gì?
Nguy cơ sặc
Bé ngủ trong khi đang tu bình có thể hít phải sữa vào phổi, gây nguy cơ sặc và ngạt thở. Đối với trẻ em sặc nguy hiểm hơn nhiều so với ở người lớn, vì bé khó thức giấc hơn khi có gì đó cản trở đường thở.
Mặc dù nhiều khả năng bé sẽ chỉ bị ho và khó chịu đôi chút, song sặc sữa có thể gây những hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều.
Nguy cơ khó ngủ
Nếu bé luôn được ‘tu” một bình mỗi khi đi ngủ, bé có thể hình thành sự liên hệ giữa bình sữa và giấc ngủ, và sẽ rất khó ngủ nếu không có bình sữa.
Nguy cơ sâu răng
Sữa có khá nhiều đường. Răng bé bị “ngâm” trong sữa suốt đêm có thể dẫn đến sâu răng.
Nguy cơ viêm tai
Khi bé uống ở tư thế nằm ngang, sữa có thể chảy qua ống tai, gây viêm tai.
Bế bé trong khi cho bé bú bình có thể giúp tăng cường mối liên kết giữa mẹ và con. Nó tốt cho mối quan hệ của bạn hơn nhiều so với việc để bé tự nằm trên giường với bình sữa. Đây cũng là cơ hội tốt để cha mẹ hình thành sợi dây gắn kết với em bé.
Sử dụng cốc uống sữa
Khi bé được khoảng 6 tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu sử dụng cốc uống để dạy cho bé cách uống bằng cốc. Bạn cần tiếp tục rửa thật kỹ cốc uống sữa của bé cho đến khi bé được 12 tháng tuổi.
Những nguyên tắc cơ bản khi cho bé bú bình Nhiệt độ thích hợp: Sẽ không có hại gì cho bé khi bú sữa nguội, nhưng nhiều bé thích sữa ấm bằng nhiệt độ phòng hơn thì bạn có thể thoải mái “phục vụ” bé. Ngâm bình sữa trong nước nóng là cách an toàn nhất để hâm nóng sữa. Việc để bình sữa trong máy hâm sữa trong quá 10 phút có thể khiến vi khuẩn phát triển trong sữa. Những vi khuẩn này là nguyên nhân hay gặp gây tiêu chảy. Hãy kiểm tra nhiệt độ của sữa bằng cách nhỏ một chút sữa trong bình từ đầu núm lên mặt trong cẳng tay. Kiểm tra dòng chảy của sữa Nếu bạn phải lắc mạnh bình sữa mới thấy sữa chảy, thì là sữa chảy ra quá chậm. Bé có thể ngủ mất trước khi bú đủ lượng sữa cần thiết. Một chút sữa tràn ra ở mép bé trong khi bú là không có gì đáng lo – vì khi bé lớn hơn điều này sẽ hết. Không vừa bú vừa ngủ: Nếu bé ngủ thiếp đi trong khi đang bú, hãy cởi bớt chăn quấn, bế vác bé lên vai, xoa lưng và vuốt ve đầu, chân và bụng bé để đánh thức bé dậy. Thay tã là một cách tốt để đánh thức bé nếu những cách trên không có tác dụng. Đợi đến khi bé đủ tỉnh táo trước khi cho bé bú nốt chỗ sữa còn lại. Nếu bé không muốn bú nốt thì đừng cố ép bé. Hãy để bé tự quyết định bú bao nhiêu là vừa. Ôm, bế và nói chuyện với bé trong khi cho bé bú sẽ giúp bé phát triển và khôn lớn. Lượng sữa bé cần: Không có con số cố định về lượng thức ăn hay số lần ăn mà bé cần có. Mỗi bé sẽ uống lượng sữa khác nhau. Một số cần bú nhiều lần trong khi một số khác cần bú ít lần hơn. Sau đây là những hướng dẫn chung: - Các bé cần khoảng 150-200 ml/kg cân nặng/ngày cho đến khi được 3 tháng tuổi, sau đó là 120 ml/kg cân nặng. - Nói chung các bé bú 6-7 lần mỗi 24 giờ, nhưng điều này rất khác nhau tùy theo nhu cầu và thời gian của mỗi lần bú – hãy cho bé bú mỗi khi bé đói. Thông tin về số tuổi in trên hộp sữa cũng chỉ mang tính hướng dẫn. Nó có thể không nhất thiết phù hợp với bé nhà bạn. Một số bé không bao giờ uống đủ “lượng cần thiết” theo cân nặng và kích thước, còn một số khác lại cần nhiều hơn. Bé đái tốt, tăng cân đều đặn nhưng không quá nhanh, khỏe mạnh và năng động có nghĩa là tất cả đều ổn. |
Cẩm Tú
Theo Raisingchildren