1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Những lưu ý quan trọng khi bị viêm loét dạ dày

Theo một bác sỹ tại bệnh viện Quân y, viêm loét tá tràng gần như luôn luôn lành tính, còn loét dạ dày có thể trở thành ác tính với nguy cơ cao biến chứng thành ung thư, đặc biệt là những trường hợp viêm, loét bờ cong nhỏ, môn vị và viêm loét hang vị. Để tránh bị biến chứng từ viêm loét dạ dày thành ung thư, người bệnh cần có những lưu ý sau:

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Bác sỹ cho biết, viêm loét dạ dày có thể do sinh hoạt không đều đặn như bỏ bữa sáng, dùng thuốc không rõ thành phần, thậm chí thần kinh căng thẳng cũng khiến chị bị đau như vậy.

Trong đó, yếu tố thần kinh được xem là có liên quan chặt chẽ. Nếu bị căng thẳng, phải suy nghĩ nhiều, thức khuya sẽ ảnh hưởng đến tiết dịch dạ dày. Khi thần kinh bị căng thẳng kéo dài sẽ làm dạ dày có nguy cơ viêm loét.

Một yếu tố nữa khiến dân công sở dễ bị loét dạ dày là uống cà phê. Cafein kích thích sự tiết axit trong dạ dày khiến vết loét càng nặng. Uống rượu bia quá không điều độ cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày, thậm chí xuất huyết dạ dày.

Một nguyên nhân nữa là viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP. Từ năm 1983, khi hai nhà khoa học người Úc Warren & Marshall phát hiện ra vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày, đến nay các nghiên cứu và thống kê đã cho thấy có hơn 80% người bị bệnh lý dạ dày có nguyên nhân do nhiễm HP. Nguy hiểm hơn, 90% bệnh nhân ung thư dạ dày được phát hiện do nhiễm loại vi khuẩn này

Helicobacter pylori (HP) là vi khuẩn gram (-) nuôi cấy trong môi trường gelose socolat hoặc gelose máu. Dưới kính hiển vi có dạng chữ S, dấu phẩy hoặc hình cung dài, một đầu có túm roi (3-5 roi).

Vi khuẩn HP sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, sát cạnh các tế bào biểu mô, không xâm nhập các mô. HP sống được trong môi trường axit ở dạ dày vì nó đòi hỏi ôxy ở mức độ rất thấp và sản xuất ra nhiều urease, urease sẽ chuyển ure thành amoniac làm cho môi trường sinh sống của HP trở thành kiềm.

Ngoài ra HP còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này gây bệnh cho niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng. Ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày thời gian dài nhiều năm có thể gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP còn tồn tại trong bựa răng, nước bọt.

Cần đi kiểm tra định kỳ

Máu chảy từ vết loét dạ dày có thể gây ra thiếu máu, thiếu sắt. Ngoài ra, nhiễm vi khuẩn HP cũng làm tăng 2-6 lần nguy cơ gây ung thư dạ dày. Do đó, với người hay thấy đau tức dạ dày, từng được chẩn đoán bị viêm loét dạ dày cần đi kiểm tra dạ dày sớm và đều đặn 6 tháng 1 lần.

Đơn kê trị viêm loét dạ dày của bác sĩ sẽ thường có kháng sinh, giảm tiết acid, bao vết loét và các thuốc giảm triệu chứng (Giãn cơ trơn, trung hóa acid..). Thời gian uống theo đơn kê thường kéo dài 1 – 2 tháng. Để đảm bảo giải quyết đợt điều trị viêm cấp tính dạ dày, bệnh nhân cần tuân thủ đơn kê của bác sĩ.

Khi không dùng thuốc theo đơn, viêm loét dạ dày sẽ thường xuyên tái phát. Nếu tự động sử dụng kháng sinh, vi khuẩn sẽ nhờn, bệnh không khỏi.

Tuân thủ lối sống khoa học

Viêm loét dạ dày rất dễ tái phát nên cách tốt nhất để hạn chế và cũng là phòng biến chứng ung thư là phải điều trị triệt để viêm loét dạ dày, duy trì thói quen ăn uống khoa học, không hút thuốc, lạm dụng rượu bia, tránh căng thẳng thần kinh và sử dụng thường xuyên các thảo dược ức chế vi khuẩn HP, thảo dược hỗ trợ bao lót để bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh bị tổn thương, ngăn ngừa nguy cơ ung thư. Trong các thảo dược đó, nổi bật là Nano Curcumin, dạng bào chế công nghệ cao của tinh chất nghệ.

Theo GS.TS Đào Văn Phan, nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm và lâm sàng đã chứng minh curcumin có tác dụng ức chế vi khuẩn HP, nhanh lành vết loét, làm giảm tiết dịch vị, tăng tiết chất nhầy, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Ấn Độ năm 2009 đã chứng minh Curcumin ức chế sự phát triển của cả 65 chủng HP, trong đó có nhiều chủng đã kháng metronidazol.

Trên chuột cống gây loét dạ dày thực nghiệm, sử dụng curcumin với liều 20, 40 và 80 mg/kg, Tuorkey M. và Karolin K. (2009) nhận thấy curcumin đã là giảm đáng kể số lượng và chất lượng ổ loét, làm giảm tiết acid dịch vị và các yếu tố thúc đẩy quá trình viêm.

Nghiên cứu lâm sàng giai đoạn II của các nhà khoa học Thái Lan tiến hành trên 45 bệnh nhân cho uống viên nang curcumin 300 mg, mỗi lần 2 viên, 5 lần trong 1 ngày. Kết quả cho thấy sau 4 tuần 48% không còn vết loét, sau 8 tuần là 72% và sau 12 tuần là 76%.

Hiện nay trên thế giới mới chỉ có 10 nước sản xuất thành công Nano Curcumin, trong đó Nano Curcumin với tên gọi CumarGold do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN sản xuất từ củ nghệ vàng trồng trong nước, được đánh giá đạt chất lượng tương đương các chế phẩm của Mỹ.

Khả năng hòa tan, thẩm thấu qua màng tế bào, sinh khả dụng của CumarGold đã được Viện HLKHCNVN nghiên cứu bài bản, chặt chẽ, có hệ thống trong một thời gian dài và được các nhà khoa học công nhận

Thực tế, sau gần 2 năm, CumarGold đã mang lại sức khỏe, niềm vui cho hàng trăm nghìn bệnh nhân ung thư, viêm loét dạ dày và vinh dự nhận giải thưởng Top 10 "Thương Hiệu Việt Nam Tin Dùng" 2014 do Hội Người tiêu dùng bình chọn.

Để được tư vấn thêm, độc giả vui lòng gọi Trung tâm tư vấn sức khỏe miễn cước 1800.1796 hoặc truy cập websitehttp://cumargold.vn/cam-nang-suc-khoe/da-day/da-day/.

GS Đào Văn Phan

Ngọc Linh