Những hoóc môn khiến phụ nữ tăng cân “vùn vụt”

(Dân trí) - Theo bác sĩ David Elia tác giả cuốn sách "Chính vì hoóc môn” đã vẽ ra toàn cảnh về tác dụng của các hormone sinh dục.

 

Những hoóc môn khiến phụ nữ tăng cân “vùn vụt” - 1

Hai hoóc môn sinh dục đó là estrogen và progesterone

Hoóc môn buồng trứng đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người phụ nữ từ tuổi dậy thì cho đến cuối cuộc đời : estrogen và progesterone.

•Estrogen được sản xuất từ lúc dậy thì đến lúc mãn kinh.

•Progesterone được sản xuất từ lúc trứng rụng đến khi kết thúc chu kỳ. Nếu không có sự rụng trứng thì không có progesterone.

Estrogen sản xuất mỡ

Estrogen là hoóc môn giới tính nữ. Liên quan đến cân nặng, estrogen có hai tác dụng: tham gia vào việc sản xuất mỡ, giữ nước và hậu quả gây tăng cân khi mà buồng trứng tiết ra với lượng lớn hoặc khi không được bù đắp bởi progesterone.

Cần biết rằng mỡ là mô đệm căn bản cho cơ thể phụ nữ, chiếm 25% trọng lượng cơ thể. Mỡ là nguồn dự trữ năng lượng (1 kg mỡ cho 9000 calo) cần thiết cho cơ thể. Mỡ được dự trữ ở đùi và mông.

Ở tuổi dậy thì, khi buồng trứng bắt đầu tổng hợp estrogen thì cơ thể cô thiếu nữ trở thành cơ thể của người phụ nữ có nghĩa là mỡ bắt đầu tích tụ ở phần dưới của cơ thể.

Những hoóc môn từ lúc dậy thì đến mãn kinh

- Tránh thai: nếu liều dùng của thuốc tránh thai chứa nhiều progesterone và estrogen có thể gây tăng cân. Để hạn chế nhược điểm này thì khuyên nên dùng thuốc tránh thai có lượng nhỏ estrogen.

-Thời kỳ mang thai: estrogen được sản xuất lượng lớn bởi buồng trứng trong thời kỳ đầu rồi sau đó bởi nhau thai đến tháng thứ ba của thai kỳ. Những hormone này sẽ đóng vai trò- tích lũy mỡ để "chi phí" trong thời kỳ mang thai. Lượng mỡ này được dùng trong 3 tháng cuối của thai kỳ khi mà em bé phát triển nhất. Năng lượng này được dự trữ trước hoặc trong những tháng đầu của thai kỳ.

- Cho con bú cũng cần năng lượng. Hơn nữa, việc kéo dài cho con bú là cách duy nhất để làm tan mỡ.

Với sự lên xuống của hoóc môn (estrogen bắt buộc), người phụ nữ tích lũy tháng này qua tháng khác một lượng mỡ, nước và gây tăng cân.

-Tiền mãn kinh ( 3-5 năm trước khi mãn kinh) lúc đó estrogen được sản xuất không đều đặn. Sự thiếu hụt estrogen gây ra các cơn bốc hỏa hoặc dư thừa estrogen gây giữ nước và thừa mỡ.

Mỡ ở phần thấp của cơ thể giảm (đùi, mông, ngực nhỏ hơn), trong khi đó tăng phần trên đặc biệt là bụng.

Đây là bức tranh toàn cảnh về ảnh hưởng của hoóc môn estrogen ở phụ nữ. Tuy nhiên không phải lúc nào như vậy. Những nỗ lực về thể chất có thể thay đổi mọi thứ như chế độ ăn uống; về di truyền cũng đóng một vai trò quan trọng (béo phì có tính gia đình…). Do đó có những cách thức để giải quyết vấn đề cân nặng: thực phẩm, năng lượng tiêu hao, thể thao…

Tuy nhiên, chúng ta chưa thực sự giải quyết về “chìa khóa “ hoóc môn. Vì sao? Bởi vì các bác sĩ dinh dưỡng chỉ quan tâm đến khẩu phần bữa ăn, bác sĩ chăm sóc vận động viên thì quan tâm đến thể thao và bác sĩ sản phụ khoa thì chưa quan tâm đúng mức để tìm ra giải pháp thiết thực về tăng cân của bệnh nhân mà thường hướng họ đến tư vấn ở bác sĩ dinh dưỡng.

BS Ái Thủy