Những hiểu lầm về bệnh vẩy nến

(Dân trí) - Bệnh vẩy nên còn được gọi là “ung thư không chết”. Ngày 29/10 hàng năm là “ngày bệnh vẩy nến toàn cầu”. Các chuyên gia của Trung Quốc đã đăng đàn trả lời trực tuyến các vấn đề liên quan đến bệnh vấy nến- ung thư không chết.

 

1/3 người mắc là do di truyền

 

1/3 người mắc là do di truyền

 

Theo dự toán chưa hoàn chỉnh, tỉ lệ người mắc bệnh vẩy nến khoảng 2%, khắp thế giới có 125 triệu người bị bệnh này, Trung Quốc là 0,47 %, khoảng 650.000 người.

 

Vẩy nến là một bệnh viêm da mãn tính thường gặp, dễ tái phát do nhiều nguyên nhân, đa phần nặng hơn hoặc phát bệnh nhiều hơn vào mùa thu, mùa đông.

 

Nguyên nhân chính gây bệnh vẩy nến là di truyền, chiếm 1/3 người mắc bệnh, tuy nhiên tỉ lệ phát bệnh nặng hay nhẹ có liên quan mật thiết đến môi trường sinh hoạt.

 

Lây nhiễm là nguyên nhân thường gặp của vẩy nến, bao gồm vi khuẩn, nấm, cơ thể tác dụng không hoàn toàn rõ rệt. Nghiên cứu liên quan chứng minh, rối loạn trao đổi chất béo có liên quan đến bệnh vảy nến, nhưng cơ chế tác động còn chưa rõ ràng.

 

Bênh vẩy nến có tính tương quan rõ ràng với mùa, nghiên cứu chứng minh, tỉ lệ phát bệnh nhiều nhất vào mùa đông và dịp Tết. Ngoài ra bệnh vẩy nến cũng có liên quan đến cả hút thuốc, uống rượu và yếu tố tinh thần.

 

Chuyên gia khuyến cáo người bị vẩy nến nên hạn chế hút thuốc vì thuốc lá có thể kích hoạt tế bào trung tính hoạt động hóa giải oxydase, thay đổi sự trao đổi ô xy của thực bào, tăng phản ứng viêm, thúc đẩy giải phóng acid, làm bệnh nặng thêm.

 

4 hiểu nhầm lớn về bệnh vẩy nến

 

Bệnh vẩy nến rất ngoan cố, khó chữa tận gốc, mặc dù không trực tiếp nguy hại đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống, vì vậy mới được xưng danh là “ ung thư không chết”. Tuy nhiên cũng có rất nhiều hiểu nhầm về bệnh này.

 

Vẩy nến lây nhiễm: Nhìn thấy bộ dạng người bị vẩy nến tróc da, rụng lả tả trên cơ thể, không ít người cố ý tránh xa, giống như tránh xa bệnh truyền nhiễm. Trên thực tế, bệnh vẩy nến không lây nhiễm, đây là sự thực đã được chứng minh.

 

Vẩy nến chữa trị không được: Mặc dù bệnh này có nhiều đặc tính dễ tái phát, nhưng chuyên gia chỉ ra, chỉ cần người bệnh tiến hành theo đúng quy phạm của khoa học sẽ có hiệu quả tốt. Đồng thời kết hợp với bác sỹ điều trị, chú ý giữ tâm trạng và trạng thái sinh hoạt thường ngày tốt, sạch sẽ.

 

Vái tứ phương: Nhiều người bệnh nghe thầy lang kia “chữa là hết bệnh” chạy tới, nghe bà lang nọ có thuốc hay lại tìm sang… mà không biết rằng chữa trị bệnh vẩy nên rất phức tạp. Việc thiếu lòng tin vào sự kiên trì lâu dài, vội vàng đi tìm thầy lang, thuốc tốt, thậm chí tin vào lời tuyên truyền “chữa một lần là khỏi” sẽ khiến họ dễ bị lừa.

 

Tin quảng cáo lạm dụng thuốc: Nhiều năm trở lại đây không ít người bị vẩy nến đều có hiện tượng đang kiên trì chữa trị nhưng bệnh ngày càng nặng, mảng tróc da ngày càng nhiều, chỉ vì tin vào quảng cáo, lạm dụng thuốc uống và bôi. Không ít người kiên trì chữa trị mấy năm, thậm chí mười mấy năm nhưng rồi tin vào mê tín làm cho da một diện tích da rộng lớn bị tổn thương trầm trọng.

 

Tùng Đan

Tổng hợp theo xinhua, people