1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Nhỡ uống nhầm thuốc, làm thế nào?

(Dân trí) - Uống nhầm thuốc không phải là trường hợp hiếm gặp, nhất là với người già và trẻ em. Điều cần lưu ý là khi sơ cứu cho người uống nhầm thuốc cần phải bình tĩnh, tránh hoảng loạn để xử lý được chính xác.

Vì nếu lúng túng mà sơ cứu không tốt sẽ khiến người bệnh càng đau đớn hơn, có thể để lại di chứng, thậm chí nguy hiểm tính mạng.

 

Tốt nhất là biết được rõ đã uống nhầm loại thuốc gì, uống với số lượng bao nhiêu. Vì nếu loại thuốc có độc tính mạnh có thể gây co giật, hôn mê, thuốc có tính kích thích dạ dày gây đau bụng, nôn mửa. Loại thuốc có tính ăn mòn có thể gây thủng dạ dày, uống quá liều kháng sinh có thể gây hại thận. Uống nhầm thuốc giảm đau, kháng sinh có thể gây tổn hại tới hệ thống tạo máu.

 

Người xung quanh có thể căn cứ vào phản ứng trúng độc, vỏ thuốc bên cạnh người trúng độc sẽ biết được người đó đã uống nhầm loại thuốc gì để có cách xử lý kịp thời.

 

Bất kể là đã uống nhầm loại gì thì nguyên tắc xử lý là phải nhanh chóng ngăn chặn việc hấp thụ thuốc bằng biện pháp gây nôn, rửa sạch dạ dày và giải độc. Xử lý như vậy có thể làm giảm bớt tác động của thuốc, đặc biệt với những loại thuốc có tính ăn mòn lớn.

 

Việc sơ cứu này nên làm ngay từ khi còn ở nhà, vì nếu để nguyên tình trạng trúng độc mà đưa tới bệnh viện thì sẽ mất một khoảng thời gian dài, khiến thuốc uống nhầm càng gây tác hại lớn hơn.

 

Có thể gây nôn bằng cách móc họng, rồi cho người bệnh uống nhiều nước ấm, rồi lại tiếp tục gây nôn.

 

Nếu người bệnh đã hôn mê thì phải đặt nằm nghiêng, tránh để chất nôn và dịch tiết chảy vài khí quản gấy tắc thở.

 

Sau khi đã cấp cứu sớm như vậy, nhất thiết phải đưa vào bệnh viện ngay để được xử lý các biện pháp giải độc. Nên mang theo vỏ loại thuốc đã uống nhầm để các bác sĩ điều trị được nhanh chóng.

 

Kiều Nga - Hồng Hải