"Nhờ bác sĩ FV, tuổi già của tôi không còn là gánh nặng với con cháu"

Ánh Thúy Toàn Thịnh

(Dân trí) - Hơn chục năm chịu cơn đau dai dẳng do thoái hóa khớp gối rồi biến chứng liệt khớp gối bên phải sau loạt ca phẫu thuật bất thành, nữ bệnh nhân 66 tuổi người Campuchia đã có thể đi lại sau ca phẫu thuật 2,5 tiếng và 3 ngày hồi phục tại Bệnh viện FV.

Bà tâm sự: "Thật không ngờ giờ đây tôi có thể đi lại được. Nhờ đội ngũ y bác sĩ Bệnh viện FV tận tình cứu chữa mà tuổi già của tôi không còn là gánh nặng với con cháu".

Ca phẫu thuật chỉnh sửa biến chứng khớp gối

Nhờ bác sĩ FV, tuổi già của tôi không còn là gánh nặng với con cháu - 1

Bệnh nhân người Campuchia cảm ơn các bác sĩ Bệnh viện FV đã giúp bà có thể đi lại được (Ảnh: FV).

Hơn 10 năm cắn răng chịu đựng

Theo lời kể của But Vorn, bà đã chiến đấu với chứng thoái hóa khớp gối từ hơn chục năm nay. Đến giữa năm 2021, bà quyết định phẫu thuật thay khớp gối bên phải tại một bệnh viện ở Campuchia, với hy vọng không còn phải chịu đựng những cơn đau nhức dai dẳng.

Nhưng vết mổ gặp biến chứng nên bà phải thực hiện 2 lần phẫu thuật nữa để chỉnh sửa. Sau 3 lần phẫu thuật, đầu gối chằng chịt sẹo đã lành, song, bà But Vorn không còn cử động khớp gối được nữa. Bệnh nhân chỉ có thể ngồi hoặc di chuyển bằng xe lăn, mọi sinh hoạt từ đơn giản nhất như vệ sinh, tắm gội… đều cần có người hỗ trợ. Bà tuyệt vọng khi mình trở thành người phụ thuộc trong gia đình. Bà và người nhà đi khám ở nhiều nơi tại Campuchia, nhưng không có kết quả khả quan.

Nghĩ rằng mình trở thành người tàn phế suốt quãng đời còn lại, thì bà But Vorn được người quen giới thiệu qua Bệnh viện FV, nơi rất nhiều bệnh nhân Campuchia tìm đến điều trị bệnh. Tháng 8/2022, bà cùng chồng tìm tới Bệnh viện FV với ý định ban đầu là thay khớp gối mới.

Nhờ bác sĩ FV, tuổi già của tôi không còn là gánh nặng với con cháu - 2

Bác sĩ Trương Hoàng Vĩnh Khiêm kiểm tra khớp gối cho bà But Vorn (Ảnh: FV).

Bác sĩ Trương Hoàng Vĩnh Khiêm - khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện FV - cho biết, bà But Vorn đến bệnh viện trong tình trạng cứng khớp gối phải, gấp một góc khoảng 70 độ nên không thể đi lại được. Bệnh nhân ngồi xe lăn trong tư thế khá khó khăn và tỏ ra đau đớn, căng thẳng.

Bác sĩ Khiêm cho bệnh nhân chụp X-quang để xem xét lại kỹ thuật mổ cũng như vị trí đặt khớp gối; đồng thời chọc dịch khớp gối lấy mẫu cấy mô tìm vi trùng. Kết quả kiểm tra cho thấy, kỹ thuật mổ tốt, vết mổ không bị nhiễm trùng. Nhưng do trải qua nhiều lần phẫu thuật, khớp gối của bà hình thành nhiều mô xơ và sẹo. Thêm vào đó, bệnh nhân không được hướng dẫn tập vật lý trị liệu và thiếu sự hỗ trợ phục hồi chức năng sau mổ. Hậu quả là các cơ bao quanh khớp gối ngày càng co rút và cứng lại, gây khó khăn trong sinh hoạt của người bệnh.

"Cứng khớp gối là một trong những biến chứng đáng sợ và thường gặp của thay khớp gối nhân tạo, chỉ sau nhiễm trùng. Đây là trình trạng xơ hóa sau thay khớp gối do các mô sẹo xuất hiện dày đặc xung quanh khớp, khiến các cơ co rút hoàn toàn, mất khả năng vận động gối", bác sĩ Khiêm cho biết.

Phẫu thuật chỉnh sửa biến chứng khớp gối: Phức tạp hơn một ca thay khớp!

Với trường hợp của bà But Vorn, bác sĩ Khiêm xác định không cần phải thay khớp mới. Thay vào đó, bệnh nhân được phẫu thuật để loại bỏ toàn bộ các mô xơ, sẹo xung quanh khớp gối, đồng thời nới phần gân đã bị co rút. Ca phẫu thuật diễn ra khá thách thức trong hơn 2,5 giờ, so với ca phẫu thuật thay khớp gối mới thường chỉ mất hơn một tiếng, với những thủ thuật đòi hỏi sự tính toán rất chi tiết và sự chính xác đến từng milimet của bác sĩ.

"Phần gân bị co rút của bệnh nhân nếu kéo giãn quá sẽ ảnh hưởng đến chức năng hoạt động, nhưng nếu quá căng lại khiến khớp gối bị cứng, khó vận động. Do đó, trước và trong ca mổ, chúng tôi phải tính toán kỹ lưỡng, bên cạnh đó là động viên tinh thần bệnh nhân", bác sĩ Khiêm chia sẻ. Việc "sửa chữa" này phức tạp hơn nhiều lần so với việc thay khớp.

Sau phẫu thuật, bệnh nhân cho biết, không hề có cảm giác đau đớn. Bà được tập vật lý trị liệu ngay cùng ngày và xuất viện 3 ngày sau đó cùng với những hướng dẫn tập luyện của các bác sĩ.

Nhờ bác sĩ FV, tuổi già của tôi không còn là gánh nặng với con cháu - 3

Bà But Vorn đã hồi phục tốt sau khi được bác sĩ bệnh viện FV chỉnh sửa biến chứng liệt khớp gối (Ảnh: FV).

Mới đây, khi trở lại Việt Nam tái khám sau 3 tháng, bà đã có thể tự đứng lên, đi đứng một cách tương đối ổn định với sự hỗ trợ của một chiếc gậy. Hiện tại, bệnh nhân rất hạnh phúc vì gần như đã có thể tự sinh hoạt như một người bình thường, không cần ai giúp đỡ. Tiến trình phục hồi của bệnh nhân được các bác sĩ đánh giá là tốt. Bà But Vorn hoàn toàn có thể hy vọng mình trở lại với sinh hoạt như bình thường trong thời gian ngắn nữa.

Thay khớp nhân tạo: Giải pháp cho người bị thoái hóa khớp gối

Theo bác sĩ Khiêm, phẫu thuật thay khớp nhân tạo là một dạng phẫu thuật kỹ thuật cao, được chỉ định cho những người hư khớp gối, thoái hóa khớp gối giai đoạn cuối - mặt sụn đã bị phá hoàn toàn; hoặc khi các phương pháp điều trị bảo tồn như dùng thuốc, tập vật lý trị liệu, giảm đau… không còn tác dụng cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân. Cứng khớp gối là một trong những biến chứng rất nguy hiểm và thường gặp sau phẫu thuật, khiến bệnh nhân không thể đi lại được. Bên cạnh đó, một biến chứng đáng sợ khác của thay khớp là nhiễm trùng. Do đó, ngoài tay nghề của bác sĩ phẫu thuật, một trong những những yếu tố quyết định thành công của một ca thay khớp là môi trường vô trùng.

Nhờ bác sĩ FV, tuổi già của tôi không còn là gánh nặng với con cháu - 4

Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế JCI góp phần vào thành công cho các ca phẫu thuật thay khớp tại bệnh viện FV (Ảnh: FV).

Tại Bệnh viện FV, phẫu thuật thay khớp nhân tạo là một trong những dịch vụ mũi nhọn. Mỗi năm, bệnh viện tiến hành 70-100 ca thay khớp, trong đó có nhiều ca là điều trị biến chứng do bệnh nhân phẫu thuật từ nơi khác chuyển đến. Các bác sĩ khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện FV áp dụng các kỹ thuật giải phẫu ít xâm lấn, chú trọng bảo tồn chức năng cơ (không cắt bỏ cơ), nhờ vậy bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, không bị trật khớp giả. Sau thay khớp, người bệnh có thể thực hiện tất cả động tác mong muốn trong sinh hoạt. Nhiều bệnh nhân thay khớp vẫn có thể luyện tập thể thao như đạp xe, bơi lội, chạy xe bình thường.

Ngoài việc áp dụng các kỹ thuật điều trị tiên tiến, Bệnh viện FV còn chú trọng yếu tố phòng chống nhiễm khuẩn, với tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ luôn duy trì ở mức dưới 0,2% trong nhiều năm qua - tương đương với các bệnh viện lớn tại châu Âu và Mỹ. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ đắc lực của công tác giảm đau trước - trong và sau mổ, giúp bệnh nhân sớm có thể tiếp đất, tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp.

"Phẫu thuật viên có thực hiện ca mổ tốt như thế nào mà không có sự hỗ trợ tích cực từ công tác giảm đau trước - trong và sau mổ cũng như tập vật lý trị liệu thì khả năng thành công của ca thay khớp cũng không như mong muốn. Vì bệnh nhân đau hoặc sợ, họ sẽ không dám vận động dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như cứng khớp", bác sĩ Khiêm chia sẻ.

Liên hệ (028) 54 11 33 33 để đặt lịch hẹn thăm khám tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện FV.

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm