Nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày: Hậu quả và giải pháp
Vi khuẩn Hp được xác định là thủ phạm chính gây loét dạ dày tá tràng, tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày (WHO-1994). Chính vì vậy, những bệnh nhân đã bị bệnh do vi khuẩn HP cần điều trị triệt để vi khuẩn Hp để trị bệnh, ngừa tái phát và các biến chứng.
Theo các chuyên gia, tình trạng lây nhiễm Hp trong cộng đồng trở nên phổ biến chủ yếu do nguồn nước, thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Việc lây nhiễm Hp chủ yếu vẫn diễn ra trong môi trường gia đình khi có vợ/chông/con cái bị nhiễm Hp có thể lây nhiễm qua thành viên khác do thời gian tiếp xúc lâu ngày, cùng ăn uống chung… Cả người lớn, trẻ nhỏ đều có thể nhiễm Hp, thậm chí trẻ 1 tuổi cũng có thể nhiễm Hp và có bệnh do Hp. Hậu quả của việc nhiễm khuẩn Hp là viêm dạ dày-tá tràng, loét dạ dày-tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, thậm chí Ung thư dạ dày.
Có thể thấy mức độ nguy hiểm ngày càng rõ ràng của vi khuẩn Hp đối với dạ dày. Không chỉ dừng lại ở việc gây viêm, gây loét dạ dày tá tràng, vi khuẩn Hp còn là tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày. Hiện nay, tại Nhật Bản, khuyến cáo tiệt trừ Hp được dùng để phòng ngừa Ung thư dạ dày.
Theo một nghiên cứu của Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiến hành từ năm 2013 tới năm 2014 thấy rằng trong 396 trường hợp nội soi dạ dày tá tràng trong 7 tháng có 53 trường hợp loét tá tràng hoặc loét dạ dày. Nguyên nhân nhập viện có tới 71,1% do xuất huyết tiêu hóa trên, 26,6% là do đau bụng mạn tính. Các bác sỹ cũng thấy rằng có tới 98,2% bệnh nhân tìm thấy Hp và 100% trẻ đều nhiễm Hp.
Trong số các trường hợp được điều trị Hp có tới 51% thất bại với phác đồ điều trị tiệt trừ Hp đầu tiên do Hp kháng thuốc. Tỉ lệ đề kháng của Hp với từng loại kháng sinh Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline, Amoxicillin và Levofloxacin lần lượt là 87,5%; 66,7%; 29,2%; 20,8% và 25% ở các bệnh nhân thất bại điều trị với phác đồ chuẩn (2 thuốc kháng sinh kết hợp với 1 thuốc giảm tiết acid dạ dày) lần 1. Điều này làm dấy lên lo ngại về khả năng thất bại trong tiệt trừ Hp tiếp tục gia tăng nhanh chóng những năm tiếp theo và thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu các phương pháp mới trong tiệt trừ Hp.
Các nhà khoa học tại Viên nghiên cứu miễn dịch Gifu – Nhật Bản đã phát triển thành công loại kháng thể được chiết xuất từ lòng đỏ trứng gà có tên là OvalgenHP được chứng minh khả năng hỗ trợ hiệu quả trong tiệt trừ Hp. Trong một nghiên cứu tại Nhật Bản trên 17 đối tượng nhiễm Hp sử dụng với 2 lần OvalgenHP mỗi ngày, 100% người có Hp dạ dày giảm xuống sau 3 tháng sử dụng OvalgenHP, trong đó có tới 13/17 người đạt âm tính với vi khuẩn Hp sau 3 tháng sử dụng OvalgenHP, các triệu chứng đau bụng cũng được cải thiện rõ rệt trong quá trình dùng OvalgenHP.
Năm 2014-2016, nghiên cứu về hiệu quả hỗ trợ tiệt trừ Hp trên bệnh nhân viêm dạ dày có Hp tại Bệnh viện 108, Việt Nam. Kết quả với hơn 100 bệnh nhân viêm dạ dày có Hp, được chia thành 2 nhóm, một nhóm sử dụng phác đồ kháng sinh thông thường, một nhóm được sử dụng phác đồ kháng sinh kết hợp với OvalgenHP. Sau khi kết thúc điều trị trong 1 tháng, các bệnh nhân được kiểm tra lại thì thấy rằng, nhóm không sử dụng OvalgenHP (77 người) chỉ có tỷ lệ đạt âm tính là 41%, trong khi đó nhóm có sử dụng OvalgenHP (31 người) có tỷ lệ Hp âm tính lên tới 77,8%, các triệu chứng bệnh như đau bụng, buồn nôn… cũng giảm xuống nhanh chóng.
Các kết quả nghiên cứu kể trên đều chứng tỏ khả năng ức chế vi khuẩn Hp của kháng thể OvalgenHP là rõ rệt. OvalgenHP có khả năng hỗ trợ hiệu quả, an toàn trong điều trị tiệt trừ Hp.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về loại kháng thể OvalgenHP chống vi khuẩn Hp dạ dày, xin xem TẠI ĐÂY