1. Dòng sự kiện:
  2. Viện Y dược học dân tộc TPHCM

Nhận biết thuốc Nam nào đạt chuẩn?

Tại hội thảo “Ứng dụng KHCN vào phát triển và chiết xuất dược liệu sạch” do báo Tiền phong tổ chức mới đây, chuẩn hoá chất lượng thuốc Nam đã được đặt ra như một trong những yêu cầu cấp thiết để tìm lại vị thế từng có của các loại thuốc quý này trong lòng người bệnh.

Trong tâm thức người Việt, thuốc Nam luôn có giá trị sử dụng đáng quý nhưng do sự phát triển của xã hội, thời gian eo hẹp nên nảy sinh tâm ý ngại khi sử dụng các loại thuốc phải sắc (đun, hầm trong nhiều giờ), chắt lọc; chưa kể nỗi lo cây con làm thuốc đó có đảm bảo an toàn vệ sinh… Nhưng ngay cả khi thuốc Nam được bào chế dưới dạng thuốc viên nang tiện dùng như thuốc Tây thì lại nảy sinh tâm lý nghi ngờ về tính hiệu quả của thuốc bởi quan niệm thuốc đông y là sử dụng theo kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học…

 

Để thay đổi những quan niệm này, yêu cầu cấp thiết, mang tính sống còn đối với các công ty dược sản xuất thuốc Nam (ví dụ như công ty cổ phần Nam Dược) là phát hiện, phát huy các bài thuốc y học cổ truyền; tự chủ, kiểm soát được nguồn liệu sạch; ứng dụng công nghệ chiết xuất/bào chế hiện đại và đặc biệt phải luôn chú trọng nghiên cứu lâm sàng…

 

Bắt đầu từ bài thuốc tốt

 
Nhận biết thuốc Nam nào đạt chuẩn?

Đại diện công ty Nam Dược trình bày bài tham luận “Đa dạng hóa nguồn lực trong chuẩn hóa chất lượng thuốc Nam” tại hội thảo Ứng dụng KHCN vào phát triển và chiết xuất dược liệu sạch

 

Bài thuốc tốt là bài thuốc phù hợp với lý luận y học cổ truyền và là tiêu chí đầu tiên để 1 loại thuốc Nam sản xuất theo quy trình hiện đại khẳng định vị thế của mình trong lòng người bệnh.

 

Hiểu rõ những điều này, các trung tâm, công ty sản xuất dược liệu, thuốc Nam luôn chú trọng tìm kiếm và kết hợp với các nhà thuốc gia truyền đồng thời phối hợp với các nhà khoa học để làm rõ định tính, định lượng trong mỗi thang thuốc; cách chiết xuất, phối trộn, phun sấy phù hợp… từ đó phát triển bài thuốc gia truyền theo hướng hiện đại hoá (xây dựng vùng trồng nguyên liệu theo tiêu chuẩn thực hành trồng trọt tốt GAP; sử dụng công nghệ chiết xuất hiện đại…).

 

Và thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam dược, điều trị viêm xoang mạn tính là một trong những sự kết hợp điển hình giữa doanh nghiệp với nhà thuốc gia truyền tại Hải Hậu, Nam Định với công thức mà được PGS.TS Lê Lương Đống, Phó Giám đốc Học viện Y dược học Việt Nam đánh giá là “rất phù hợp với lý luận y học cổ truyền”.

 

Chú trọng đánh giá lâm sàng

 

Nếu như y học cổ truyền phát triển dựa trên kinh nghiệm sử dụng thì để 1 bài thuốc gia truyền sản xuất theo hướng hiện đại thì cần phải được các cơ quan chức năng công nhận, tức là phải có đánh giá lâm sàng.

 

Trên thực tế, theo PGS.TS Lê Lương Đống, trước khi được cấp phép sản xuất và bán rộng rãi trên thị trường, mọi loại thuốc Nam đều phải qua thử nghiệm trên động vật. Hội đồng Bộ Y tế xét cấp số đăng ký (cho phép sản xuất) là dựa trên kết quả thử nghiệm trên động vật này. Và doanh nghiệp được phép bán rộng rãi sau khi vượt qua thử nghiệm lâm sàng trên người.

 

Ví dụ như thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược. Để có thể tới tay người bệnh, thuốc đã thực hiện thử nghiệm trên 30 người. Kết quả thử nghiệm do PGS.TS Trần Quốc Bình, Giám đốc BV Y học cổ truyền TƯ, làm chủ nhiệm đề tài cho thấy: tình trạng nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, khịt khạc đờm, hắt hơi trước khi điều trị ở mức 80-100% đã giảm xuống, chỉ còn 43-52%. “Thông Xoang Tán Nam dược là 1 trong những loại thuốc tốt trong điều trị viêm xoang, đặc biệt là viêm xoang mạn tính và thực sự trở thành 1 trong những chế phẩm bệnh viện Y học cổ truyền TƯ kê cho người bệnh”, PGS.TS Trần Quốc Bình cho biết tại hội thảo.

 

N.Hà