Nguy hại từ túi ni lông đựng thực phẩm
TS Nguyễn Cửu Khoa, phó viện trưởng Viện Công nghệ hóa học cho biết: khi trái bắp đang bốc khói (nhiệt độ 70 - 80 độ C) thì những chất phụ gia được dùng để tạo nên độ dẻo, dai ở túi nilông có phản ứng. Vì thế, khó mà biết được những chất đó sẽ độc hại như thế nào.
TS Khoa giải thích Những chiếc túi nilông thường được những người bán hàng dùng đựng thực phẩm được làm từ nhựa PE (polyetylen) hoặc nhựa PP. Thành phần của các loại nhựa này không chứa độc, nhưng những chất phụ gia làm cho nhựa mềm, dẻo lại có khả năng gây độc cho người. TS Khoa nói khi trái bắp đang bốc khói (nhiệt độ 70 - 80 độ C) thì những chất phụ gia được dùng để tạo nên độ dẻo, dai ở túi nilông có phản ứng. Vì thế, khó mà biết được những chất đó sẽ độc hại như thế nào đối với người.
Nhiều khả năng gây hại
Ông lo ngại khi nhiều người vẫn vô tư dùng túi nhựa để đựng cơm, canh và các thực phẩm nóng khác. Vì những loại túi này hoặc hộp nhựa, bình nhựa, túi nhựa có thể chứa một chất cực độc ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục nam, đó là chất DOP (dioctin phatalat).
"DOP là một chất hóa dẻo, có tác dụng giống như hormon nữ vì thế rất có hại cho nam giới và trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em nữ có nguy cơ dậy thì quá sớm". Độc hại như vậy nhưng theo TS Khoa, DOP tồn tại 5-10% trong các chất hóa dẻo được sử dụng.
TS Phạm Thành Quân, khoa hóa Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho biết nếu đồ dùng làm từ nhựa melamine, PEHD thì không độc nhưng giá rất cao nên chưa thông dụng. Hiện nay, các loại đồ nhựa thông dụng như rổ, bát, nồi, đũa, bình nước... vẫn chủ yếu được sản xuất từ loại nhựa PVC. Với chất liệu này, đồ dùng có thể phóng thích clor, gây ngộp thở, ngộ độc cho người dùng.
Tránh cong, vênh, sứt, mẻ
Cũng theo TS Quân, nhiều cơ sở sản xuất còn dùng nhựa kém chất lượng, nhựa tái sinh để sản xuất các đồ đựng, bảo quản thực phẩm. "Đồ dùng nhựa kém chất lượng khi bị tác động bởi nhiệt độ, hoá chất hay thực phẩm sẽ dễ thôi nhiễm các chất độc vào thực phẩm gây độc cho người...". Vì thế, để hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro từ đồ dùng nhựa, không nên dùng những đồ sứt, mẻ, cong, vênh...
PGS-TS Lê Hoàng Ninh, viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM, cho biết ngay cả những đồ nhựa được làm từ nhựa PE, PP, melamine, PEHD... cũng dễ bị độc nếu chúng bị vênh, cong, sứt, mẻ... "Các chất phụ gia sử dụng trong công nghiệp hóa dẻo quá nhiều, khó kiểm soát; thường là hỗn hợp của nhiều chất như: ổn định, xúc tác, bôi trơn, chống thấm... Khi đồ dùng bị sứt, mẻ, cong, vênh, lớp bảo quản bề mặt đã không còn giữ được tác dụng của nó, vì thế rất có nguy cơ bị phóng thích ra những chất độc hại", PGS-TS Ninh khuyến cáo.
Theo TS Nguyễn Cửu Khoa, tốt nhất nên chọn mua những đồ nhựa có độ trong, bóng cao, màu sắc sáng tươi, bề mặt sản phẩm không bị nhám, xước. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng, chua, cay...
An toàn hay không tùy thuộc nhà sản xuất
Ở các nước, nguyên liệu sản xuất đồ nhựa dùng trong ngành thực phẩm có những qui định chặt chẽ, rõ ràng (chẳng hạn như nhựa PVC hoàn toàn bị cấm). Còn ở ta đến nay vẫn chưa được kiểm định chặt chẽ, tốt hay xấu, an toàn hay không đều tùy thuộc nhà sản xuất. Điều tối quan trọng trong sản xuất lại đồ nhựa là phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về tái chế, tái chế phải đúng qui cách; nếu không sẽ tạo ra các sản phẩm không an toàn. Đáng lo là việc tái chế có đúng qui cách hay không lại chỉ có nhà sản xuất mới biết!
Trên các đồ dùng nhựa của chúng ta cũng chưa ghi rõ thành phần nhựa được sản xuất và những khuyến cáo. Như vậy, người tiêu dùng dễ bị thiệt thòi. Chẳng hạn, các hộp xốp (dùng để đựng cơm hộp) hiện nay chủ yếu được sản xuất từ nhựa PT. Chúng có thể dùng để đựng thức ăn nhưng phải là thức ăn nguội, chứ không phải cơm nóng, canh nóng như chúng ta vẫn đang dùng…
Theo TS Nguyễn Cửu Khoa, tốt nhất nên chọn mua những đồ nhựa có độ trong, bóng cao, màu sắc sáng tươi, bề mặt sản phẩm không bị nhám, xước. Hạn chế sử dụng đồ nhựa để đựng thức ăn nóng, chua, cay... Ông Diệp Bảo Cánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhựa TPHCM |
Theo Nguyễn Nguyên
Tuổi trẻ