Nguy cơ tai biến, đột qụy vào mùa hè và cách phòng tránh của dân văn phòng
(Dân trí) - Thống kê cho thấy số người bị đột quỵ tăng cao hơn vào mùa hè, đặc biệt vào khoảng thời gian của những đợt nóng đỉnh điểm. Các nghiên cứu thuộc Đại học Haifa cho thấy: Cứ nhiệt độ tăng 1 độ C, nguy cơ đột quỵ tăng 10% trong thời gian 6 ngày.
Cụ thể hơn, các nhà nghiên cứu xác định được mối liên hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và cơn đột quỵ ở dạng tắc mạch máu cao hơn loại đột quỵ vỡ mạch máu gây xuất huyết não. Xem xét hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân đột quỵ, các nhà nghiên cứu xác định khoảng thời gian 'ủ' bệnh là 6 ngày và đều xảy ra ở nam và nữ giới ở độ tuổi trên 50. Vì vậy nhận biết và phòng tránh đột quỵ vào mùa hè là một trong những vấn đề quan trọng mà các bạn cần biết, nhất là với những người trên 40 tuổi hoặc người có tiền sử về bệnh.
Những nguyên nhân dẫn đến bệnh đột quỵ vào mùa hè với dân văn phòng
Với dân văn phòng, sử dụng điều hòa là đều tất yếu và để chống lại cái nóng bỏng rát của mùa hè thì điều hòa chính là một trong những cứu cánh. Tuy nhiên, phương tiện này là con dao hai lưỡi nếu sử dụng không đúng cách. Sử dụng sai cách, sai thời điểm có thể gây sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng người dùng.
Ngồi làm việc trong phòng máy lạnh cả ngày, trời càng nóng thì điều hòa để ở nhiệt độ càng thấp, dân công sở thường chạy vội vào phòng có điều hòa mát lạnh ngay khi đi ngoài trời nắng nóng cao điểm hoặc ngược lại, là thói quen cực nguy hiểm, có thể dẫn đến sốc nhiệt, nguy cơ đột quỵ cực cao. Nguyên nhân là do cơ thể chưa kịp thích nghi với nhiệt độ phòng hoặc ngoài trời, nhất là khi di chuyển từ một chỗ quá nóng sang một nơi quá lạnh và ngược lại.
Mùa nắng nóng rất dễ đổ mồ hôi, nếu nhiệt độ hạ thấp ngay khi mồ hôi trên người còn chưa khô, nếu bật điều hòa ngay sẽ rất nguy hiểm. Do sau vận động và đổ mồ hôi, lỗ chân lông trên cơ thể giãn nở, nếu lập tức chuyển sang môi trường lạnh sẽ khiến lỗ chân lông co lại đột ngột, dẫn đến các nguy cơ đột quỵ rất cao.
Những lưu ý tránh sốc nhiệt khi thời tiết nắng nóng
Thời tiết mùa hè thay đổi thất thường, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao là nguyên nhân dễ dẫn đến hiện tượng đột quỵ
Trong những ngày nắng nóng, độ ẩm không khí cao, và cơ thể chúng ta mất nước qua hơi thở, mồ hôi cũng có thể gây rối loạn về đông cầm máu và gây đột quỵ.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, không ra vào phòng điều hòa đột ngột khi nhiệt độ ngoài trời nóng cao điểm. Nên từ từ để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài. Tắt máy điều hòa trước khi ra về tầm 15 phút.
Không mở máy điều hòa cả ngày, bật máy điều hòa liên tục trong suốt cả ngày ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa không quá 2 giờ. Nên để nhiệt độ điều hòa thấp hơn bên ngoài từ 3- 4 độ, không nên thấp hơn.
Trời nóng nên nhiều người điều chỉnh nhiệt độ máy điều hòa xuống rất thấp. Nhưng khi bước ra ngoài thì nhiệt độ chênh lệch đột ngột sẽ làm những mạch máu vốn đang ở trạng thái bình thường lập tức co lại, làm tăng huyết áp.
Cách phòng tránh đột quỵ, tai biến vào mùa hè
Chăm uống nước: mất nước nhiều là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ Vì vậy, chúng ta cần chịu khó uống nhiều nước và đều đặn để bù vào lượng nước mà cơ thể con người bị thiếu hụt. Không nên đợi đến lúc khát mới uống. Uống đủ ít nhất 2 lít nước/ 1 ngày.
Cố gắng vận động: thời tiết nóng làm cho chúng ta ngại vận động nhưng thực tế việc tập thể dục hoặc vận động cơ thể sẽ giúp tăng khả năng chịu đựng của thành mạch và làm giảm nguy cơ đột quỵ tốt hơn.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả: các acid amin có trong thực vật sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho tim mạch của chúng ta, giúp điều hòa huyết áp tốt hơn.
TPBVSK viên nang "NattoEnzym - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm, chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; giúp làm tan cục máu đông trong lòng mạch, giúp tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng ngừa bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu.
Sản phẩm của: Công ty Cổ Phần Dược Hậu Giang – Thành viên Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA).
Địa chỉ: 288 Bis Nguyễn Văn Cừ, An Hòa, Ninh Kiều, Cần Thơ.
Điện thoại: (0292) 3891433
GPQC: 00589/2018/ATTP - XNQC
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Trường Thịnh